Sinh viên và đặc điểm hoạt động của sinh viên Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 34 - 35)

Sinh viên Việt Nam là những người đang theo học tại các trường Đại học,cao đẳng của Việt Nam. Họ là một tầng lớpxã hội đặc thù, đang trên con đường học tập, rèn luyện và định hình nhân cách, đạo đức, lối sống. Mặc dù có trình độnhận thức, trình độkhoa học cơ bản,có năng lực tư duy, nhưng ở độ tuổi còn rất trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25 và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họ chịu sức ép rất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnh toàn cầuhóa hiện nay.

Sinh viên, ở cấp độ xã hội, là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng để tiếp thu tri thức làm hành trang chuẩn bị tham gia lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, trong tương lai họ sẽ gia nhập vào đội ngũ trí thức của xã hội.

Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trưởng thành về mặt xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách, đang học tập tiếp thu những tri thức, kỹ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Đây là thời kỳ sinh viên phát triển tư duy trừu tượng, đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, chứa đựng hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp, phát triển hứng thú nghề nghiệp…Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ những phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, ý thức… Về mặt xã hội, sinh viên có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận. Họ cũng muốn được khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, trong tập thể, trong công việc, trong các mối quan hệ.

Sinh viên ở lứa tuổi này đã có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học lẫn quan hệ xã hội. Sinh lý và trí lực đã bắt đầu thành thục. Sự phát triển của tư duy biện chứng đạt đến trình độ tương đối cao. Tư duy lôgíc biện

chứng vừa lấy trìnhđộ phát triển tâm lý làm cơ sở, lại vừa là kết quả của giáo dục đại học. Thêm nữa, sự tiếp xúc của sinh viên với xã hội so với lứa tuổi trước đó đã mật thiết hơn, trực tiếp hơn, nên trong họ dần hình thành thói quen tư duy mang tính độc lập với những phán đoán toàn diện hơn, mang tính khoa học hơn, từ đó thúc đẩy tư duy lôgíc, tư duy trừu tượng của họ ngày càng phát triển, thế giới quan, nhân sinh quan từng bước hình thành, các phẩm chất tâm lý cá tính dần dần phát triển, tư tưởng và hành vi ngày càng có tính độc lập.

Mặc dù có trình độnhận thức, trình độ khoahọc cơ bản, có năng lực tư duy, nhưng tuổi còn rất trẻ và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họ chịu sức ép rất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một sốsinh viên thụ động chưa thích nghi với môi trường thay đổi. Một sốsinh viên, do tâmlý của tuổi trẻ chưa thật sự ổn định,lại ham thíchvà chạy theo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng, hay thay đổi. Những khát khao, mơ ước của tuổi trẻ nếu không được định hướng đúng đắn, sẽ được thực hiện bởi những hành vi tiêu cực, nhất là với đối tượng ít kinh nghiệm sống,ýthức chưa thật sự ổn định như sinh viên.

Phần lớn sinh viên đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ và phát huy những truyền thống tốt đẹpmà cha anh đã dựng xây. Sinh viên đang theo học ở các trường rất đa dạng về thành phần, phong phú về nghề nghiệp tương lai, trình độ khoa học cao, là lớp người năng động sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh với cơ chế mới. Đa số sinh viên ngày naylà những người sống có lý tưởng,có ước mơ và hoàibão lớn lao. Họ sẵnsàng vượt quakhó khăn, thử tháchđểthực hiệnước mơ của mình.

2.1.2.2. Tm quan trọng của vic xây dng li sng mi cho sinh viêntrong bốicảnhtoàn cầuhóa hiện nay

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)