Một là, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nguy cơ lệ thuộc vềkinh tế, văn hóa sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị, đe dọa an ninh các quốc gia, dân tộc, tạo sự khủng hoảng lòng tin vào những giá trị nhân văn, khuyến khích con người chạy theo lối sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống dân tộc. Từ lệ thuộc vềkinh tế dẫnđến lệ thuộc về chínhtrị, đe dọa an ninh quốc gia.Đây là một trong những nguyên nhân dẫnđếnkhủng hoảng lý tưởng vànhữnggiá trị nhân văn, nảy sinh thị hiếu không lành mạnh và lệch lạc, có lối sống thực dụng, xa rời nhữnggiá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Toàn cầu hóa ngày nay đang chịu sự chi phối về kinh tế của chủ nghĩa Tư bản đứng đầu là Mỹ, với tư cách là siêu cường trên thế giới, vượt trội các nước khác về mọi mặt, đếquốc Mỹ đang âm mưu thiết lập một trật tự thế giới mới đơn phương do Mỹ chi phối. Thông qua con đường hợptác quốc tế, đầu tư nước ngoài, tự do hóa tư sản mà đứng đầulà Mỹ muốn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thông qua các chiêu bài “bảo vệ nhân quyền”, “chống khủng bố”... hơn thế, sau sự kiện 11/9 Mỹ thực hiện hành động khuynh đảo thế giới, tiến đánh Apgnixtan, Irac bất chấp ý kiến bất đồng của Liên hợp
quốc. Ngày 20/9 trên đồi Capitol nguyên Tổng thống Bush đã có bài phát biểu,trong đó nhấn mạnh: Nước Mỹ phải định nghĩa cho thời đại, chứ không phảiđểthời đại địnhnghĩa cho nướcMỹ.
Việc mở cửa, thông thương cho phép các đối tác bên ngoài vàolàm ăn trên lãnh thổ cũng có thể bị các thế lực thù địch lợidụng để hoạt động chống phá, đe dọa an ninh, chủ quyền quốc gia. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam, nó có thể tạo ra những hoang mang,dao động, làm mờ nhạtlýtưởng XHCN,ýthức độc lập tựcường và lòng tự hào dân tộc của sinh viên - một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Do tác động tiêu cực của mặttrái toàn cầuhóa nênnảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa ích kỷcực đoan, chủ nghĩa thực dụng thiếuý thức về đạo đức, lối sống trong sinh viên.Toàn cầuhóa, một mặtnó phát huytínhchủ động,sáng tạo,luôn đổi mớicủa sinh viên nhưng mặt khác, nó cũng làm lối sống sinh viên có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Thay vì lý tưởng sống cao cả vì Tổ quốc, vì nhân dân, “mình vì mọi người”, hiện nay một số sinh viên sống thực dụng, thờ ơ, phai nhạt lý tưởng hoặc sống khôngmục đích, không lýtưởng.Họ sa vào lối sống tiêu dùng, lấy đồng tiền, đồ vật làm thước đo “giá trị”, “phẩm giá” và “uy tín” của mỗi người. Khôngít trường hợpvì đồng tiềnvàdanh dự mà chà đạp lêntìnhnghĩa gia đình, quan hệthầytrò,đồngchí,đồng nghiệp.Vì đồng tiền mà nhiều người bất chấp tất cả để đạt mục đích, xem thường những giá trị đạo đức cơ bản như tình yêu thương,lòng nhânái, sự khoan dung,... sống không có lý tưởng hay phai nhạt lý tưởng, không có tình cảm cáchmạng thì họ dễ sa vào lối sống hưởng thụ, thực dụng và điều đó còn dẫn đến những hành vi xấu trong sinh viên như đánh nhau, ngang nhiên nhục mạ, gây gổ với thầy cô, với người hơn tuổi. Sống thử, sống gấp, nghiện hút ma túy... đang là những hiện tượng nhức nhối, mangtính chất cấpbáo trong sinh viên.
Hai là, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhữngthách thức, thậm chí đe dọa phá vỡ những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, nền văn hóa đứng trước
nguy cơ mai một, mấtbản sắc. Nếuchỉdừnglạiở quan điểmcủa cácnhàkinh tế các nước phát triển thì đồng thời với các mặt tích cực, toàn cầu hóa đang bộc lộ những mặt trái phản văn hóa, phản giá trị, không phù hợp với giá trị truyền thống của các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa mang tính áp đặt, kiểu phương Tây hóa một cách độc tài, độc đoán đã và đang bị phản đối một cách dữ dội trong suốt quá trình toàn cầuhóa. Nếutìnhtrạng vẫn tiếptục diễn ra như là xu hướng chủ đạo của toàn cầu hóa thì những giá trị truyền thống Việt Nam thực sự đang bị đe dọa. Nhânloại đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của sự phá vỡ hòa bình, ổn định.
Sự tuyệt đối hóa những lợi thế về kinh tế vàsự tuyệt đốihóa các giá trị kinh tế, coi đó là cốt lõi của giá trị “hiện đại hóa” và “toàn cầu hóa” của các nước phát triển,mà không tính tớicácgiá trị đạo đức,nhân văn...thì sẽkhông còn cơ hội bình đẳng giữa các dân tộc, các nhóm và các cá nhân trongxã hội, ngàycàng đào sâu thêm sự phânhóa giàunghèo... Cùng với đó là sự tuyệt đối hóa sức mạnh của trí lực, của khoa học công nghệ trong xu thế toàn cầu hóa đang vô hình tác động nhiều mặt, làm phá vỡ sự hài hòa môi trường xã hội, môi trường tự nhiên.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nó đang khơi dậy và thổi bùng các nhu cầu cá nhân của con người, đó là xu thế khách quan. Nhưng nếu để cho nhu cầu cá nhân mang nặng tính vật chất, nhu cầu “hướng ngoại”, “phương Tây hóa tuyệt đối” trở thành xu thế chính và sự đơn giảnhóa các nhu cầu, bỏ qua nhu cầu “hướng nội” thì đời sống tinh thầncủa con người sẽ dần trở nên đơn điệuvà “sa mạc hóa”, nhấtlà ở các nước đang phát triểnthì sẽ làbất cập. Mặt khác, toàn cầuhóa vàhội nhập quốc tế có thể làm cho các nền văn hóa có cơ hội giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhau, đồng thời, nó cũng có thể làm cho nhiều nền văn hóa đứng trước nguy cơ bịmai một, đồnghóa, mấtbản sắc... Với sự giao thoa, tiếp biến mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, hiện tượng “xâm lăng văn hóa”, sự áp đặtcác giá trị riêng của các quốc gia lớnmạnh lên các quốc gia yếu hơn đang là một thực tế đáng báo động.Điều đó làm dấy lên
sự lo ngại trong xãhội về một kết cục không mấy tốt đẹp cho thế hệ trẻ trong tương lai,khi nguy cơ đánh mấtmình, phainhạtbản sắc văn hóa dân tộclà rất có thể xảy ra, đặt chúng ta trước những thách thức lớn đòi hỏi phải vượt qua để không “trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” trong việc xây dựng đạo đức vàlối sống mới cho sinh viên.
Như vậy, sự biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống diễn ra phức tạp, có cả tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí có đảo lộn nền văn hóa trước nguy cơ mai một, mấtbản sắc. Xu hướng biến động từchỗcoigiá trịtinh thầnlà trọng sang đề cao cả giá trị tinh thần và giá trị vật chất. Xu hướng biến động thái quá của cácgiá trị đạo đức hiện nay đang biến đổi từ chỗlấylý tưởng đạo đức làm mẫu chuyển sang coi nhẹ đạo đức, phẩm giá, tôn sùng tiện nghi vật chất, đồng tiềnlà trên hết, thậm chítrở thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩnhành vicủa không ít người. Những quan niệm, hành vi, lối sống của đạo đức truyền thống như tinh thầngiúp đỡ lẫn nhau,kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, tinh thần hiếu học... đã biến động và suy giảm ở mức độ nhất định trong xã hội hiện nay. Vì thế, để hội nhập một cách có hiệuquả, không để hòa tan vào xu thế chung mà vẫn giữ được những nét riêngcủa dân tộc thì cần nhận thức rõ những cơ hội và thách thức mà quá trình toàn cầuhóa manglại. Từ đó, chuẩn bị khai thác mọi nguồn lực, tận dụng tối đa thời cơ và sẵn sàng đối mặt để vượt qua nhữngthách thức đưa đất nước vững bước phát triển.
Ba là, toàn cầu hóa làm cho cuộc sống con người có thể phải đối mặt với nhiều thách thức và trở nên kém an toàn hơn. Những biến động bất lợi, khủng hoảng kinh tế, tàichính các khu vựcvàtrêntoàn thế giới hiện nay đang cho thấy những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Từ những khủng hoảng về kinh tế, tài chính có thể dẫn đến những rối loạn, mất antoàn về chínhtrị xãhội, đe dọa sự bình an của cuộc sống con người.
Ngoài ra, toàn cầuhóacũng dễ làm phát sinh vàtrầm trọng thêm những vấnđề mangtính toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, bệnh hiểm nghèo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, tội phạm quốc tế... đe dọa trực tiếp cuộc sống
con người. Tình trạng này còn có nguy cơ dẫn đến những rối loạn chính trị xã hội,gây căng thẳngcác quan hệ xãhội,ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triểnlành mạnh của lối sống sinh viên Việt Nam nói chung cũng như quá trình phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức, lối sống chohọ nói riêng.
Bốn là, toàn cầu hóa còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nước phát triểnvà các nước đang phát triển, khoảng cách giữa giàuvà nghèongàycàng xa, dẫnđến hình thành các lối sống khác nhau.Các nước phát triển có lợi thế về vốn, thị trường, công nghệ... lại càng chiếm ưu thế trong kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, các nước nghèo lại càng gặp khó khăn trong sân chơi này vì công nghệ lạc hậu, hàng hóa, dịch vụ không đẹp; mẫu mã, chất lượng hạn chế. Như vậy, người giàu càng có cơ hội giàu hơn một cách nhanh chóng, người nghèo lại càng nghèo đi. Sự phân hóa này này kéo theo sự phânhóa về lối sốngcủa các quốc gia, dân tộc trong đó cóViệt Nam. Điều nàyảnh hưởng khôngnhỏtới việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam; tạo sự hoang mang dao động và xa rời, coi nhẹ những giá trị đạo đức truyền thống,làm mờ nhạtlý tưởng XHCN đối vớihọ.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, lối sống sinh viên có những biến đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế các cấp, bộ, ngành khoa học, nhất là công tác giáodục trong các trường đại học cần trang bị cho sinh viên một thế giới quan khoa học, giúp họ hình thành lý tưởng sống, lối sống cao đẹp, vừa kếthừa và phát huygiá trị đạo đức truyền thống dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại.
3.2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀNTHỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT