dựng lối sống mới cho sinh viên trong bốicảnhtoàn cầuhóa hiện nay
Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người, lối sống mới là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Môi trường giáo dục trong nhà trường là môi trường gần, tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách, lối sống sinh viên. Nó gồm tổng thể các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các giá trị văn hóa, các giá trị tinh thần được hiện thực hóa trong nhà trường. Ở đây, các tổ chức chính trị trong nhà trường giữ vai trò quyết định trực tiếp. Vì thế cần phải nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay.
Cùng với chủ trương, chính sách của Bộ Giáo dục về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và xây dựng lối sống sinh viên, vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu là rất quan trọng trong công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên. Nó có tác dụng lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo thực hiện xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, đặc biệt là trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị; thông qua hoạt động của Phòng Công tác Sinh viên, hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các phương tiện truyền thông đại chúng…
Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Trên nền tảng ý thức đạo đức tốt, sinh viên sẽ tích cực rèn luyện, học tập nâng cao trình độ. Qua đó chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ được từng bước nâng cao. Ban Giám hiệu cần kiên trì thực hiện nghiêm mục tiêu đào tạo và yêu cầu về chất lượng đối với sinh viên tốt nghiệp để có những nhà sư phạm “vừa hồng, vừa chuyên”, cương quyết không để tốt nghiệp những sinh viên không đảm bảo chất lượng hoặc chất lượng thấp, không đạt chuẩn.
Đảng bộ trường, Đảng bộ khoa, Chi bộ khoa và Bộ môn phải quan tâm sâu sát tới mọi hoạt động liên quan đến sinh viên để có phương hướng chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh. Một bộ phận có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu, tổ chức của Đảng trong các trường đại học, cao đẳng là các Chi bộ sinh viên. Các Chi bộ sinh viên đang dần khẳng định vai trò của mình là hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các lĩnh vực học tập, hoạt động phong trào của sinh viên. Mỗi đảng viên sinh viên là hạt nhân kiên định về chính trị, tư tưởng, gương mẫu trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, gần gũi và đồng đẳng với sinh viên để có ảnh hưởng tích cực đến sinh viên trong lớp, trong trường.
Trong các nhân tố tác động tới lối sống sinh viên hiện nay thì nhân tố công tác giáo dục đạo đức, lối sống và quản lý sinh viên là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ. Công tác giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong nhà trường phải hướng tới phát triển con người một cách toàn diện, thiết lập được quan hệ tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp; củng cố niềm tin của sinh viên vào đường lối lãnhđạo của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; vào hiện thực của công cuộc đổi mới đang ngày càng tốt đẹp của đất nước.
Lối sống mới đòi hỏi mỗi sinh viên phải tuân thủ các nguyên tắc lối sống xã hội chủ nghĩa: có tinh thần và thái độ lao động đúng đắn; có tình cảm và trách nhiệm chu đáo với gia đình; Có tinh thần tập thể trong sáng, tình bạn chân chính, tình đồng chí thuỷ chung, tình yêu lành mạnh, trong sáng, bền vững; giàu lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng; Có tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục giá trị đạo đức nhằm xây dựng lối sống cho sinh viên trước hết phải làm cho họ có được tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước trong điều kiện hiện nay là yêu nền hoà bình độc lập của dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh. Yêu nước là trung với Đảng, hiếu với dân, hiếu với gia đình, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tình yêu nước phải biến thành hành động, trở thành nội lực quan trọng tạo nên tinh thần dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, say mê, sáng tạo, trung thực trong lao động, học tập để đạt hiệu quả cao. Tình yêu nước phải biến thành hành động trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng theo hướng đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng, nhân ái. Giúp cho sinh viên thấm nhuần các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp: lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần kiệm, liêm chính… và các giá trị đạo đức mới: chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, tính năng động, tinh thần vượt khó...
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phát huy hơn nữa vai trò trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua việc tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, kích thích tính sáng tạo, tính chủ động để sinh viên có thể tự rèn luyện qua hoạt động thực tiễn.
Sinh viên có đặc tính là sôi nổi, hăng hái, thích hoạt động tập thể, muốn vươn tới cái mới, cái tiến bộ, muốn được được khẳng định. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng nhằm tạo cho tuổi trẻ cơ hội phát huy mọi tiềm năng ẩn chứa bên trong thành hành động. Phong trào cách mạng là nơi đoàn kết, tập hợp, giáo dục, đào tạo, rèn luyện để thanh niên trưởng thành.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là trường học giáo dục cộng sản và thử thách thanh niên trong thực tế đấu tranh cách mạng, mục đích là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.Đoàn thanh niên là lực lượng tích cực, xung phong gương mẫu thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng, là người trực tiếp giúp Đảng giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, vận động thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, lôi cuốn tập hợp thanh niên xung phong vào những nơi khó khăn, gian khổ nhất. Hội sinh viên Việt Nam là mặt trận đoàn kết rộng rãi của sinh viên, là mái nhà chung của sinh viên, là cầu nối giữa Nhà trường và sinh
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời họ cũng là Hội viên của Hội sinh viên. Do đó, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là tổ chức chính trị- xã hội tập hợp đông đảo nhất của sinh viên trong nhà trường. Các phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thường rất sôi nổi, vui tươi, trẻ trung, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của số đông sinh viên, được sinh viên tham gia, hưởng ứng. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đảm nhiệm vai trò làm nòng cốt trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, giáo dục truyền thống cho sinh viên cùng với các bộ phận chức năng khác trong nhà trường. Hầu hết sinh viên đánh giá cao vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Để xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đạt hiệu quả cao, các phong trào phải đi vào chiều sâu, có chất lượng, tránh kiểu hình thức “đầu voi, đuôi chuột”. Đây là điều mà Bác Hồ đã dạy, một chương trình nhỏ mà thực hiện hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được. Đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh trong lãnh đạo và tổ chức phong trào. Làm được như vậy sẽ tạo được một môi trường văn hoá lành mạnh, lực lượng hăng hái, trung kiên ngày càng tăng, đạo đức sinh viên sẽ ngày càng được tăng cường, củng cố và phát triển tốt. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên phải tìm mọi cách để gây dựng một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ, thông qua các phong trào, tập hợp và dẫn dắt để thanh niên thể hiện tính tích cực chủ thể, củng cố ý chí, niềm tin vào giá trị đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức của thanh niên, tích cực rèn luyện xây dựng lối sống mới.
Để làm được điều này, cán bộ Đoàn, Hội phải:
Thứ nhất, nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động của mình, nội dung và hình thức sinh hoạt của tổ chức phải phong phú, đa dạng, thiết thực, tạo ra được nhiều phong trào cho sinh viên. Qua những phong trào như “Thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai là thầy cô giáo”, phong trào “Thanh niên tình nguyện”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”… Các hoạt động chính trị, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại, hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng… sẽ có tác động tích cực đối với sinh viên trong việc rèn luyện năng lực, thể chất, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng. Thông qua môi trường sinh hoạt tập thể sinh viên tự vươn lên hoàn thiện bản thân.
Thứ hai, cần tổ chức nhiều chương trình gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên với những tấm gương người tốt, việc tốt, với những thanh niên, sinh viên đã và đang thành đạt trong cuộc sống, nhất là những cựu sinh viên đã trưởng thành, thành đạt từ chính nhà trường để sinh viên có thể học hỏi trực tiếp kinh nghiệm. Thông qua các buổi gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu tạo ấn tượng mạnh mẽ, củng cố hoài bão, khát vọng vươn lên trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Cần tạo điều kiện để sinh viên được tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ nạn xã hội, phong trào thanh niên tình nguyện, vùng sâu,... Đây là môi trường thực tiễn hết sức có ý nghĩa đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay.
Hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “sống đẹp” trong đoàn viên, sinh viên. Sống đẹp trước hết và bao trùm là phải biết sống có mục tiêu, lý tưởng cao cả, biết hy sinh quên mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để sống đẹp, sống có ích không đơn giản. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Muốn sống đẹp là phải biết làm cho cái tốt, cái cao cả chiến thắng cái xấu, cái thấp hèn. Sống đẹp còn đòi hỏi là sống có văn hoá trên cơ sở phản ánh sâu sắc bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp trong đời sống của tuổi trẻ Việt Nam.
Thứ ba, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải chú trọng xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đó là thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, tăng cường các nội dung, biện pháp giáo dục lý tưởng cách mạng cho Đoàn viên, sinh viên, tổ chức các phong trào thi đua, đảm nhận các công trình, phần
việc thanh niên… thông qua đó để giáo dục và rèn luyện Đoàn viên; tạo nguồn phát triển Đảng viên từ sinh viên. Nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng Đoàn viên, sinh viên để xử lý kịp thời khi có vướng mắc và thực hiện những nội dung giáo dục thích hợp. Chỉ đạo, hướng dẫn các chi đoàn, chi hội sinh viên tổ chức sinh hoạt cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên, tạo sức hấp dẫn đối với sinh viên khi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với Đoàn viên, sinh viên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hình thức giáo dục sinh viên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của người sinh viên đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức, gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo, bồi dưỡng thanh niên - sinh viên trong sự nghiệp cách mạng.