Nâng cao vai trò của pháp luật trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằmxây dựng lối sống mới cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 150 - 153)

Giữa đạo đức và pháp luật có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự (hệ thống những qui phạm) do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Nó là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong quản lý xã hội.

Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau và đều có chức năng chung là điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo tồn, phát triển xã hội. Pháp luật có vai trò quan trọng đối với đạo đức nói chung, đối với phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống nói riêng:

- Pháp luật bảo vệ, củng cố, nâng cao hiệu quả việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, tạo môi trường pháp lý để bảo vệ những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Pháp luật tạo điều kiện định hướng hành vi con người theo những yêu cầu từ phía xã hội nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho sinh viên.

- Pháp luật giúp cho các chuẩn mực đạo đức mới hình thành trên nền tảng giá trị đạo đức truyền thống gắn với tinh hoa nhân loại, phát triểnổn định trong cuộc sống. Việc phát hiện vàủng hộ những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ luôn là một biểu hiện của tiến bộ xã hội và định hướng cho lối sống mới của sinh viên. Ví dụ như chuẩn mực bình đẳng nam nữ, khi luật hóa trong luật về bìnhđẳng giới có thể củng cố, hoàn thiện trong xã hội hiện đại.

Từ căn cứ trên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện những vấn đề sau:

- Cần đẩy nhanh hơn nữa công tác rà soát văn bản xây dựng, các văn bản hướng dẫn thực hiện trong giáo dục, xây dựng môi trường học tập lành mạnh.

- Cần đẩy mạnh giáo dục, hình thành nhu cầu chính đáng cho sinh viên phù hợp luật giáo dục, luật công chức...

- Kế thừa truyền thống, học hỏi kinh nghiệm thế giới để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho sinh viên học tập, xây dựng lối sống mới.

- Phát huy tính tích cực tự giác của bản thân sinh viên trong việc chấp hành pháp luật.

Cần định hướng giá trị cho sinh viên hiện nay. Trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, cần chú ý xây dựng các chuẩn mực trong nhà trường vừa kế thừa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc vừa tiếp thu văn minh nhân loại theo hướng văn minh, công bằng, dân chủ tạo điều kiện cho phong tràodạy tốt học tốt. Việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên được diễn ra thường xuyên hướng tích cực theo đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc đạo đức vốn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu công bằng, yêulẽ phải, yêucái đẹp,tôn sư trọng đạo...

Hiện nay, môi trường học đường ít nhiều đã bị các tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các hiện tượng tiêu cực như: lười học, ý thức học tập kém, tiếp thu

thụ động, gian dối trong học tập và thi cử… đang trở nên phổ biến. Phải “tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng, củng cố nền nếp, thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học. Phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh, sinh viên” [50, tr.13]. Một mặt, cần nêu cao tinh thần trung thực, tự trọng của sinh viên, mặt khác cần có quy chế quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm đối với cả giảng viên và sinh viên theo pháp luật của nhà nước và quy định của nhà trường. Cải tiến công tác thi cử, áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm và làm bài tự luận theo hướng ra đề mở, gắn lý thuyết với thực hành, gắn hiểu biết với kinh nghiệm cá nhân của sinh viên để hạn chế tình trạng sao chép, học vẹt. Cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời, chính sách xã hội quan tâm đến những sinh viên nghèokhó, sinh viên vùng sâuvùng xa, người dân tộc,gia đìnhchínhsách,có công... khuyến khích sinh viên học giỏi, học khá, tạo điều kiện thuận lợi, tạo hành trang khoahọc thuận lợi cho sinh viên khi ra trường.

Đối với sinh viên sống trong ký túc xá, các bộ phận làm công tác quản lý sinh viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để quản lý, giáo dục, định hướng các hoạt động vui chơi lành mạnh cho sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các phong trào, hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức. Đẩy mạnh cuộc vận động “Ký túc xá là nhà, sinh viên là chủ”, xây dựng “Phòng ở kiểu mẫu”, Hội thi “Nét đẹp sinh viên nội trú”… Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ thăm dò dư luận sinh viên, đội an ninh xung kích, đặc biệt là tổ phát thanh tuyên truyền trong khu nội trú nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin thời sự của sinh viên, nêu gương người tốt việc tốt, đồng thời đó cũng là phương tiện trao đổi tình cảm của sinh viên.

Hiện tại nhiều sinh viên đang gặp khó khăn về nhà ở do ký túc xá không đủ. Việc một số sinh viên phải thuê nhàở ngoài có thể dễ bị nhiễm thói hư, tật xấu. Vì vậy, không chỉ các nhà trường mà cả xã hội cần phải quan tâm đến

vấn đề này. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa việc quản lý của nhà trường với việc quản lý của công an khu vực, chính quyền địa phương với sinh viên thuê trọ cũng như các chủ nhà có phòng cho thuê. Thành lập các nhóm sinh viên ngoại trú theo các khu vực sinh viên thuê trọ, cử nhóm trưởng theo dõi thường xuyên và tham gia các buổi giao ban với Nhà trường. Mỗi học kỳ Nhà trường cử cán bộ quản lý đến thăm hỏi, khảo sát tình hình thực tế để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 150 - 153)