Thứ nhất, tinh thần hiếu học - truyền thống của dân tộc được phát huy trong học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Với tinh thần vượt khó, hăng say rèn luyện, tự giác trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên đã có những chuyển biếntích cực. Xây dựng lối sống mới cho sinh viên cũng gắn liền với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm nâng cao ý thức học tập, thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho sinh viên, tạo điều kiện cho họ học tập, nâng cao trình độ. Nhiều chương trình được tổ chức đã có sự gắn bó yếu tố lao động (mưu sinh lập nghiệp) với khuyến học - tài năng. Cũng thông qua các chương trình, dự án, Đoàn và Hội sinh viên đã tích cực tham gia nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho sinh
viên, khuyến khích họ học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần tích cực tạo ra động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong sinh viên.
Các cấp bộ Đoàn cũng đã chủ động hơn trong khai thác các nguồn lực xã hội, liên tịch với các ngành để duy trì tốt các giải thưởng - học bổng khuyến học, phát triển các hoạt động bảo trợ học đường để hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, khuyến khích động viên những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt. Đoàn- Hội sinh viên các trường đại học đã biết phát huy vai trò của giảng viên trẻ làm nòng cốt trong việc hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên nghiên cứu khoa học... Phong trào thi đua học tập, các hoạt động sáng tạo, thi tìm hiểu kiến thức khoa học, thi tin học trẻ không chuyên, thi“Những nhà sáng tạo trẻ”... cũng góp phần tích cực thúc đẩy phong trào học tập và lao động sáng tạo.
Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” với 5 tiêu chí: Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt đã nhanh chóng lan toả trong sinh viên trở thành một phong trào thường xuyên. Sinh viên 5 tốt trở thành một danh hiệu có giá trị, một phẩm chất của sinh viên thời đại mới. Trong đợt trao giải thưởng và học bổng KOVA lần thứ 9 (3-2-2012) đã có 10 giải cho các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên và học bổng cho 42 sinh viên xuất sắc trong 34 trường đại học trên cả nước [10, tr.7]. Và cũng không có gì quá bất ngờ khi trong số 100 bạn đoạt giải sao Tháng Giêng năm 2013, có không ít bạn là “sinh viên 5 tốt” ở các cấp trường, cấp thành phố...
Nguyễn Bích Phương (chuyên ngành tiếng Đức, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đã từng đạt hàng chục danh hiệu, từng là MC của nhiều chương trình vàhiện nay lại vinh dự nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”. Phương từng đoạt Giải Nhì nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài: "Các lễ hội đặc trưng của nước Đức", Giải Ba với đề tài: “Sống chung không kết hôn ở Đức” và Giải Khuyến khích với đề tài: “Thực trạng kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)”. Cô còn là Chủ tịch Câu lạc bộtiếng Đức, Phương tham gia Ban Tổ chức
cho chương trình “Tìm hiểu văn hóa nước Đức”, “Tìm hiểu văn hóa nước Áo” giữa các trường phổ thông và trường đại học học tiếng Đức trên địa bàn Hà Nội. Cô cũng nổi tiếng ở trường với vai trò là MC của các chương trình như: “Miss Ulis 2010”, “Kỷ niệm 20 năm giảng tiếng Nhật”, giao lưu văn nghệ “Vang mãi bài ca tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh” tại trường Sĩ quan lục quân I… Phương được trao tặng danh hiệu Đại sứ sinh viên năm học 2011- 2012.
Thành phố Hồ Chí Minh có môi trường học tập với nhiều trường đại học và cao đẳng, nhiều viện nghiên cứu. Số lượng sinh viên của thành phố chỉ đứng sau Hà Nội (199.696). Chính trong môi trường này, được sự trợ giúp của xã hội, học tập luôn luôn là một phong trào mang tính tự giác cao của hầu hết thanh niên. Trong những năm vừa qua, Thành Đoàn phối hợp với các trường đại học và cao đẳng tổ chức rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều phong trào học tập trong sinh viên, học sinh. Thống kê về một số hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học sinh (bảng 3.3) cho thấy lượng đề tài NCKH từ1.929 (2010)tăng lên là 3.376 đề tài (6/2012).
Nhiều cuộc thi tri thức có số lượng thanh niên tham gia rất cao như giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tương lai”: sau 6 tháng phát động, có đến 21.000 bạn trẻ tham gia với 25.000 ý tưởng, trong đó, thanh niên thành phố chiếm một số lượng lớn (báo Tuổi trẻ ngày 16-10-2012). Trong điều kiện đất nước khó khăn, phần lớn sinh viên xuất thân từ gia đình nghèo khó, nhiều sinh viên phải vừa đi học vừa đi làm nuôi sống bản thân, những hoạt động trên là rất đáng quí. Nó cho thấy ý thức vượt khó để học tập, ý thức về tương lai của thanh niên thành phố. Và trên thực tế, họ đã đạt được những kết quả rất đáng biểu dương. Báo chí từng nhắc đến một cô bé bán khoai thi đậu cùng lúc 3 trường đại học hay Nguyễn Thành Trung - Trung “lang thang” - thuộc diện trẻ vào đời sớm, học sinh của lớp học tình thương thuộc “Dự án trẻ lớn hội nhập” (hội Bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh), đã thi đỗ vào Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Đã xuất hiện những tấm gương xuất sắc trong học tập, hứa hẹn những tài năng của tương lai. Ví dụ như trường hợp của Văn Chí Nam và
Nguyễn Lưu Thùy Ngân, hai sinh viên tốt nghiệp xuất sắc đầu tiên của bộ môn Công nghệ trí thức trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) với điểm luận văn 10/10. Công trình “Một cách tiếp cận để chuyển đổi trật tự từ trong dịch máy Anh - Việt” của Ngân, Nam và một sinh viên cùng khóa khác được các chuyên gia về dịch máy trên thế giới đánh giá cao và GS. Eduard Hovy - chủ tịch hội Dịch máy quốc tế - mời sang Mĩ trình bày trước hội nghị quốc tế về dịch máy.
Số lượng, chất lượng học tập của học sinh, sinh viên và những điển hình về các phong trào học tập nêu trên đã phản ánh Đoàn và Hội thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu hướng tuổi trẻ bước vào một xã hội học tập. Học tập không chỉ trau dồi tri thức khoa học mà qua đó cũng để xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp thông qua học sách vở, học thầy, học bạn, học nhân dân, học để làm người.
Thứ hai, việc học tập của sinh viên không chỉ vì thu nhận tri thức thuần túy về học vấn mà đạt đến giá trị cao hơn nhiều, rộng hơn nhiều; bởi lẽ xây dựng một lối sống mới cho sinh viên là nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp CNH, HĐH trong thực tại và tương lai. Thông qua rèn luyện học tập để họ vững tin ở chính mình, từ đó các thành tố của lối sống mới của sinh viên hình thành và phát triển. Và như vậy đạo đức sống, nếp sống, lý tưởng sống sẽ tác động trực tiếp đến nhân cách sinh viên và được họ tiếp nhận với một ý thức tự giác làm cho hoạt động xây dựng lối sống mới của sinh viên đi vào chiều sâu, chi phối tích cực ý thức và hành vi củahọ trước nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
Thứ ba, tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, một bộ phận sinh viên còn có thái độ thụ động, lười suy nghĩ, ngại khó, ngại khổ. Hội nghị mở rộng BCH TW Hội Sinh viên VN lần thứ 4, khóa VII đã báo cáo chuyên đề “Thực trạng lối sống và một số định hướng lối sống trong sinh viên hiện nay”. Hội nghị tập trung nhấn mạnh tới hai vấn đề được quan tâm hiện nay là hoạt động học tập và quan hệ xã hội của sinh viên. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy số lượng sinh viên có học lực trung bình và yếu trong cả nước vẫn ở mức cao,
thái độ và động cơ học tập chưa rõ ràng; nhiều sinh viên có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, thiếu lành mạnh trong lối sống... Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội thời gian tới là tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, xây dựng lối sống đẹp trong hội viên, sinh viên thông qua hai phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt” và “Sinh viên tình nguyện”nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, ý thức trách nhiệm vì cuộc sống cộng đồng...
Một nghiên cứu của tác giả Đặng Cảnh Khanh, trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng cho thấy những “mảng tối” trong phong cách học của sinh viên. Theo đó, hơn 50% sinh viên không hứng thú học tập; có đến 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trongcác cuộcthảo luận trên lớp;có22,9% sinh viên chỉ thíchgiáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc; hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào năng lực/ khả năng học của mình; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% sinh viên cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự hứngthú học tập [65, tr.35].
Thái độ thụ động, lười suy nghĩ hình như là một căn bệnh của không ít sinh viên. Tình trạng giảng viên thuyết trình một chiều, sinh viên cắm cúi ghi bài suốt giờ học, đặt câu hỏi không có sinh viên trả lời. Học đối phó, chống đối cũng là một biểu hiện tiêu cực khá tràn lan. Lười học tập, không ít sinh viên trốn học, bỏ giờ, la cà hàng quán, lao vào game online. Internet mang đến cho ta kho tri thức vô tận nhưng kèm theo hệ lụy khi một bộ phận sinh viêndùng nócho việc chat, game vàxaonhãng việchọc việclàm.