Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bốicảnhtoàn cầu hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 60 - 67)

Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lối sống mới (lối sống Xã hội chủ nghĩa) nói chung vàxây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam nói riêng.

Một là, giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở giữ vị trí nền tảng để xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Lối sống chính là sự biểu hiện của nền tảng đạo đức, là hình thức thể hiện các giá trị đạo đức ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhìn vào lối sống, người ta cóthể thấy được sự tiếp nối, sự liên kết giữa quákhứ vàhiệntại, giữa cái cũ và cái mới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể xây dựng được một lối sống tiến bộ nếu phủ nhận sạch trơn quá khứ - những giá trị đạo đức truyền thốngmà cha ông đãdựng xây.Trên cơ sởnhững truyền thống đó, gốc rễ đó để chúng ta xây dựng lối sống mới.Theo quan điểm duy vật biện chứng, tự nhiên - xãhội - tư duy luôn trong quá trình vậnđộng,phát triển không ngừngvà theo đúng quy luậtphủ địnhcủa phủ định, trong đó tính chất kếthừa lạilà điều kiện, tiềnđềcho sự ra đời,phát triểncủa cái mới thay thế cáicũ.

Các giá trị đạo đức truyền thống còn tạo điều kiệnvà làyếu tố đảm bảo cho lối sống mới hình thành, được khẳng định và phát triển một cách vững

chắc. Các giá trị đạo đức truyền thống làm nên bản sắc văn hóa, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ quákhứ đến hiệntại. Sự hìnhthànhvà phát triển của sinh viên cũng không nằm ngoài quy luật đó, lối sống của họ là có sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,phát huy truyền thống đáng tự hào của các thế hệ sinh viênvà kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức mớicủa thời đại.

Hiện nay, với việc phát triển kinh tế thị trườngvà sự tác độngmạnhmẽ của toàn cầu hóa làm cho lối sống con người nói chung và lối sống sinh viên có những biến đổi nhất định. Do đó, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, cần kế thừa chọn lọc và phát huy những giá trị đạo đức phùhợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Có một số giá trị đạo đức truyền thống đã không còn phùhợp thì ta cần phải lọc bỏ và cũng có những giá trị mới cần được khẳng định và đề cao như giá trị cá nhân, tính năng động sáng tạo, sự quyết đoán, khả năng thích ứng nhanh với điều kiện mới... Dẫu vậy, chúng ta khôngphủnhận vaitrò nềntảng của các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống tinh thần. Lối sống mớisẽ không thể hìnhthành và phát triển nếugạtbỏ các giá trị đạo đức truyền thống và không hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người. Việc xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mớimàkhông lấy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc làm cơ sở là sẽ tự đánh mất mình, “trở thành bóng mờ hoặcbản saochépcủa ngườikhác” như nhà thơ Nga Gamđatốp từng nói.

Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò tích cực trong việc truyền lại cho thếhệ đang trưởngthành những giá trị đạo đứcmà các thếhệ trướctạo ra, để xây dựng lối sống có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, một lối ứng xử có văn hóa cao. Vìthế, V.I.Lênin: “Nhiệm vụ quantrọng nhất của giai cấp vô sản khigiành được thắng lợi là phải nắm được các di sản văn hóa trước kia, chuyển hóa chúng thành tài sản của toàn dân, để sử dụng được những di sản quý giá đó vào việc xây dựng cho xã hội chủ nghĩa một nền văn hóa cao hơn nữa” [80, tr.34].Giá trị đạo đức truyền thốngcònảnh hưởngđến việchình

thànhvà phát triển yếu tố tài năng trong mỗi thanh niên - sinh viên. Nếu không có những giá trị đạo đức làm cơ sở, nền tảng thì tài năng sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển một cách méo mó, lệch chuẩn. Ví dụ: Chủ nghĩa yêu nước là động lực, là nguồn thôi thúc, động viên con người Việt Nam hăng hái học tập, lao động sáng tạo, rèn luyện, có tài và đức để phục vụ đất nước, nhân dân.

Hai là, giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát huy, gia nhập cấu trúc nhân cách trở thành các phẩm chất mới, lối sống mới tích cực của sinh viên.

Chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong việc kế thừa và phát huy những giá trịtruyền thống dân tộc.Điều đó đã được vậndụng nhuần nhuyễn và trở thành nguyên tắc có tính chất định hướng, chỉ đạo trong quá trình tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giá trị tích cực của nhân loại để xây dựng nền đạo đức mới, lối sống mới. Là sản phẩm của sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội và mang tính lịch sử - cụ thể, các giá trị đạo đức truyền thống được xác định là cái tốt, đúng, cái tích cực, cái hay, cái đẹp, là khuôn mẫu, chuẩn mực lý tưởng có tác dụng điều chỉnhhành vi con người, đem lại sự phát triểnvà tiến bộ cho con người và xã hội loài người. Do đó, từ lâu, các giá trị đạo đức truyề thống của dân tộc ta đóng vaitrò định hướng cho con người Việt Nam vươn tới cái đúng,cái thiện, cái đẹp, từ đóxây dựng mộtxãhộigiàutính nhân văn, nhânái.

Trong quan niệm của người Việt Nam, trung thực là một đức tính rất được coi trọng “ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”, “thật thà là cha quỷ quái”...Khi sống chân thành, ngay thẳng, cái “Thiện” cũng lập tức xuất hiện và hòa quyện cùng với cái “Chân” tưởng chừng giữa chúng không còn ranh giới, đó là lối sống ngay thẳng, “làm điềulành, lánh điều ác”, sống có đạolý, nhân nghĩa... Khi đạt đến cái “Chân”, cái “Thiện” thì con người ta sẽtrở nên đẹp đẽ, trở thành tấm gương sáng,thành hình mẫulý tưởng đểngườikhác noi theo. Trong xã hội hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, lối sống con người đã cónhững biến đổi sang chiều hướng tiêu cực, hình thành lối sống vị

kỷ, đề cao bản năng, dục vọng cánhân, thực dụng, lối sống lai căng, quan hệ hàng hóa thị trường...Thực trạng đó càng khẳng định vai trò không thể thiếu của giá trị đạo đức truyền thống trong việc định hướng cho chúng ta, đặc biệt cho thế hệ thanh niên - sinh viên vươn tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ, định hướng một cách toàn diện cho sinh viên lý tưởng sống, lối sống lành mạnh,tích cực.

Ba là, các giá trị đạo đức truyền thống là động lực,là ngọn nguồn phát triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ thanh niên - sinh viên vươn lên trong giai đoạn mới trong bốicảnh toàn cầuhóa hiện nay.

Toàn cầu hóa hiện nay mởra cho con người những thời cơ lớnvà thách thức, trong đó nẩy sinh nhiều vấn đề nhất là những biến đổi về mặt đạo đức, lối sống. Trong đó, đồng tiền trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ giữa người với người trong xã hội, điều này cũng ảnh hưởng đến lối nghĩ của phần lớn thanh niên sinh viên hiện nay. Với sự bồng bột, non trẻ, ít kinh nghiệm sống nên rất dễ bị cám dỗ trước các giá trị vật chất, dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cái “lợi” mà quên đi những giá trị làm người, đánh mất lương tâm và danh dự... Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, phá hoại những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được, nhấtlàtrênlĩnh vực tư tưởng,văn hóa. Thế hệ trẻrất dễ bị làm “hỏng” với nhữngthủ đoạn thâm độc của chúng bằngcách mua chuộc,dụ dỗ, lôi kéo thanh niên sinh viên tiếp cận với những yếu tố phản văn hóa, hình thành tư tưởng hưởng thụ, lối sống lệch lạc, bản năng, vị kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quay lưng vớiquákhứ...

Vìthế, hơn lúcnào hết,các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc - “bản ngã” đích thực của con người Việt Nam sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc,khơi dậyở thanh niên sinh viên lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chíkiên cường không chịu khuất phục,tình yêu Tổquốc, dẫn dắt họvượt qua những thử thách, có ý chí vươn lên là chủcuộc sống, xây dựng và giữ gìn lối sống tốt đẹpcủa con người Việt Nam trong thời đại mới.

Giá trị đạo đức truyền thốnglà nềntảngđể tạo ra độingũ tríthức tương lai, đồng thời góp phần phát huy nguồn lực con người - đây là vấn đề mang tính chiến lược trong điều kiệntoàn cầuhóa hiện nay.

Bốn là, phát huygiá trị đạo đức truyền thống cho sinh viêngóp phần xây dựnghàihòa đời sống vật chấtvà đời sống tinh thần chohọ,giúphọ đứng vững trướctác động tiêu cựccủa kinh tế thịtrườngvà toàn cầuhóa hiện nay.

Nhâncách sinh viên, sự hình thành,phát triểncủa nó quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng cái trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng nhân cách đạo đức ở tầng sâu của nó là lợi ích. Lợi ích cá nhân đóng vai trò trực tiếp, là cơ sở cho hoạt động tích cực, tự giác của con người. Lợi ích xã hội là điều kiện đóng vai trò định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. Sự thống nhất giữa lợi ích cánhân và lợi íchxã hội là động lực phát triển cho nhâncáchcủa người sinh viên.Ở đây, sinh viên tiếp thugiá trị đạo đức truyền thốnggóp phần nâng cao nhận thức và hành động chohọ trong việc giải quyết hàihòa giữa lợi íchcá nhânvà lợiích xãhội. Sự phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất của nhân dân ngàycàngcải thiện, nâng cao,và chính sự phát triển đời sống vật chất tác động đếnphát triển đời sống tinh thần.Nó tạo tiền đề, cơ sở vật chất cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, lành mạnh. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển một thế hệ con người phiến diện,làm nảy sinh sự tha hóa, phong cách lối sống, tuyệt đối hóa đồng tiền. Thực tế chứng minhlà, khôngít người tự đánh mất nhân phẩm của mình, chà đạp, coi thường lợiích, nhâncáchcủa người khác. Từ đó,các quan hệgia đình, thầy trò, tình bạn, tình yêu... băng giá trong sự tính toán vụ lợi, chủ nghĩa cánhân cực đoan, gây một khôngkhí độc hại cho xãhội,đặc biệtlà cho giới trẻ. Đây là tình huống có vấn đề, người sinh viên phải phân thân, phải đấu tranh để chiến thắng những tác động tiêu cực này. Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống sẽ là cơ sở nềntảng cho người sinh viên vươn lên. Kinh nghiệm

chỉ rõ, chiến thắng tiêu cực ngoài xã hội, ở người khác đã khó, nhưng chiến thắng hiện tượng tiêu cực củachínhmình cònkhó hơn nhiều.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, dù muốn hay không, các quốc gia cũng phải mở cửa, hòa nhập chung với thế giới hiện đại. Bên cạnh những mặttích cực, tác động theo chiều hướng ngược lại của xu thế này đối với con người và cácgiá trị xã hội ko phải là ít. Hội nhậptoàn diện trên tấtcả cáclĩnh vực của đời sống xã hội là nguyên nhân, là điều kiện làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình tác động, xâm nhập, bổ sung, thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức là truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Trong đó, khả năng diễn ra sự ảnh hưởng,tác động, thậm chí là áp đặt, lấnát về giá trị và lối sốngcủa một sốquốc gia, dân tộc tớicác quốc gia, dân tộc khác là điều khó tránh. Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ làm chotrítuệcon ngườiphát triển chưa từng thấy,nhưng nó cũnglàm cho tư duy của con người hình như trở nên khô khan, công thức hơn, cảm xúc đạo đứccủa con người trởnên sòng phẳng, lạnhlùng, nhạtnhẽo hơn.

Mặt khác, đi liền với tình trạng trên là sự du nhập của các quan điểm, các học thuyết tư sản phương tây xa lạ về đạo đức, lối sống, trái ngược với truyền thống đạo đức tốt đẹpcủa dân tộc, thậmchí là những phảngiá trị,phản văn hóa, phản đạo đức,kích thích con người ham muốn hưởng lạc,tạo ra thứ quan niệm sống bất chấp luân thường,đạo lý, coi tiềnbạc là cáicó sức mạnh tối thượng; lòng nhân ái, sự hy sinh quên mình vì nghĩa, lối sống tình nghĩa, thủy chung, có trước có sau nhường chỗ cho lối sống vị kỷ, bản năng, thấp hèn... Sự biến đổi nhanh chóng của các chuẩn mực hành vi, những giá trị xã hội dẫnđếntìnhtrạng người lớn tuổi ngàycàng suygiảm khả năng thích nghi với cái hiện đại. Trong khi đó, tuổi trẻ vốn năng động, nhạy cảm với cái mới, cái lạ, có khả năng và hào hứng tiếp thu nhanh chóng những quan niệm mới, lối sống mới,lạtừ đódễ tạo ra sự xung đột giữa các thếhệ...

Việc phát huy các giátrị đạo đức truyền thống với tư cáchlà “hệ chuẩn giá trị”, có vai trò như một màng lọc màu nhiệm, giúp sinh viên phân biệt

đúng - sai, tốt - xấu, giúp họ xác định “nên” và “không nên” trong hành vi, ứng xử, từ đó có khả năng lựa chọn đúng đắnvàtiếp thu những giá trịtiến bộ, văn minh của nhân loại cũng như biết thanh lọc, loại bỏ những phản giá trị, góp phần quantrọng cho việc xây dựng lối sống mới hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Đối với sinh viên, lực lượng trí thức tương lai, việc xây dựng ngay từ đầu lối sống mới có tính định hướng, mở đường. Trong bốicảnhtoàn cầuhóa, việc xây dựng lối sống mới cho sinh viêncótầm quantrọng đặc biệt mangý nghĩa chiến lược bởi: lối sống mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triểncủa xãhội, hoàn thiện con ngườinói chung, sinh viênnói riêng; lối sống mới góp phần quan trọng trong việc “phòng ngừa” “miễn dịch” cho toàn xã hội,đặc biệtlà sinh viên trước tác động của mặttrái kinh tế thị trường và toàn cầuhóa,cũng như âm mưu “diễn biếnhòa bình” củacác thế lực thù địch; việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên bắt nguồn từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân sinh viên Việt Nam hiện nay. Và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có vai trò và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đó là lối sống văn minh tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh. Đó là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 60 - 67)