động”,tinh thần “lạc quan”trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Thứ nhất, cần cù, sáng tạo là một giá trị đạo đức truyền thống có từ bao đời của nhân dân ta, đó là nguồn gốc, là cơ sở để có được thành công của người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong lao động, cần cù gắn liền với tiết kiệm. Cần mà không kiệm thì cuộc sống bấp bênh do "làm đồng nào xào đồng nấy". Còn kiệm mà không cần là vô nghĩa vì lấy gì mà kiệm. Điều đó cũng có nghĩa "khi có mà không ăn dè, đến khi ăn dè chẳng có mà ăn". Vì vậy, trong cuộc sống không nên "vung tay quá trán", nghĩa là phải biết tiết kiệm, biết quý trọng sức lao động, tiết kiệm còn có nghĩa là khéo léo sắp xếp cuộc sống, tránh những lãng phí không cần thiết. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi cũng là tấm gương sống cần kiệm, giản dị, thanh bạch, có sức cổ vũ lớn lao cho những người làm quan và dân chúng. Trong lịch sử của dân tộc ta, nhiều nhà trí thức yêu nước đã đề cao đức cần, kiệm, coi nó như một nguyên tắc cơ bản của đạo làm người. Nguyễn Trãi quan niệm, với người làm quan thì cần kiệm là đức tính không thể thiếu được. Ông thay Lê Thái Tổ (Lê Lợi) thảo "Chiếu ra lệnh cho các quan không được làm lễ nghi chúc mừng", đó là phải chăm lo những công việc ích nước, lợi dân, chống tiêu xài lãng phí như xây dựng nhiều cung điện, mở nhiều yến tiệc và các nghi lễ phiền phức khác làm tốn kém thì giờ, tiền bạc của nhân dân và của cải của đất nước.
Trong thời gian qua, giá trị cần cù, sáng tạo trong lao động được chúng ta kế thừa và phát huy một cách tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét trong lối sống của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Trong học tập hay trong lao động, đã có không ít người cần cù nghiên cứu, làm việc tận tâm, học hành nghiêm túc, cầu tiến nhằm tích lũy kiến thức để đảm nhiệm được những công việc trong thời đại mới. Nhìn vào trường học, đâu đâu cũng thấy tinh thần học tập hăng say, cần mẫn. Có những sinh viên tranh thủ học
hai, ba trường đại học cùng lúc. Họ ý thức được việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Có thể nói, với truyền thống cầncù, sángtạo trong lao động của dân tộc đã được thế hệ trẻViệt Namtrong đó có sinh viên ngày naytích cực kế thừavà phát huy,làm nềntảng quantrọngđể hìnhthành những phẩm chất cần thiếtcủa người lao động mới. Một điều tra (bảng 3.4 - phụ lục) cho thấy, các phẩm chất cần có của người lao động được thanh niên sinh viên ưu tiên hàng đầulàphải có chuyên môn giỏi và đứng thứ hailàcó đạo đức nghề nghiệp. Những phẩm chấtvà thứtự ưu tiên mà sinh viên lựa chọn, về cơ bản là phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhưng cũng thể hiện tư duy đổi mới, hội nhập,phùhợp xu thếquốc tế hiện nay. Quan niệm đúng đắn đó sẽ là cơ sởquantrọng, định hướng choquá trình lao động,rèn luyện, phấn đấucủa sinh viên. Khi được hỏi, những tố chất cơ bản mà lớp thanh niên Việt Nam thời đại ngày nay cần có thì sinh viên (1.080) lựa chọn nhiều nhất làtinh thần sáng tạo: 77,27% và cần cù: 47,11%[49, tr.197].
Nhìn chung, sinh viên hiện nay đã có ý thức tự giác, tích cực, chủ động phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống, trở thành những con người “sống đẹp, sống có ích”. “Sống đẹp” là lối sống lành mạnh, thể hiện ở thái độ ứng xử văn minh, tích cực chủ động tham gia hoạt động cộng đồng, xãhội, hiếuthảo,tôn sư trọng đạo, không savàocác tệ nạnxãhội, nghĩa khí, trung thực, tiết kiệm, cầncù, tôn trọng pháp luật... Thanh niên sinh viên hiện nay đang từng ngày xây đắp cuộc sống mới tiến bộ, văn minh, góp phần khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc trong thời đại mới. Nhiều tấm gương tuổi trẻ đang tỏa sáng và có sức thuyết phục lớn khôngchỉvới thế hệ trẻ mà với toànxãhội.
Tuổi trẻ gắn liền với hoài bão, ước mơ được dấn thân và khẳng định mình. Số đông thanh niên ngày nay có chí tiến thủ, tích cực học tập, chịu khó trau dồi đạo đức, sẵn sàng tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ để phục vụ, cống hiến. Có thể lấy ví dụ điển hình là hàng trăm trí thức trẻ vừa được tăng cường về làm phó Chủ tịch các xã nghèo trong cả nước. Hay tại các
đô thị lớn ở những giao lộ đông phương tiện dễ ùn tắc đều có bóng dáng áo xanh thanh niên tình nguyện. Trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, thanh niên còn tình nguyện kéo xe chổi quét “đinh tặc”, góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.
Thứ hai, tinh thần lạc quan là một trong những giá trị truyền thống rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam. Nó hình thành cùng với quá trình dựng nước và giữ nước. Cơ sở khách quan của tinh thần lạc quan của người Việt Nam chính là lòng tin vào chính nghĩa, lòng tin vào sức mạnh tinh thần bất diệt của dân tộc trong dựng nước và giữ nước, lòng tin vào sự chiến thắng của “văn minh” đối với “bạo tàn”, của cái đúng, cái tốt và cái đẹp đối với cái xấu, cái ác và cái giả. Vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, người Việt Nam rất lạc quan.
Thời kỳ chiến tranh với bao gian khổ, cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng người Việt Nam vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Trong cuộc chiến không cân sức giữa ta và địch, tinh thần lạc quan đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua khó khăn thử thách “tiếng hát át tiếng bom”, tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng và Hồ Chí Minh để có được hết tháng lợi này đến thắng lợi khác trong sự nghiệp cách mạng “ngày nay nướcbạc,ngày sau cơm vàng”,“có côngmài sắt,có ngày nên kim”...
Nhìn chung, sinh viên hiện nay đã có ý thức tự giác, tích cực, chủ động phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hình thành, xây dựng, phát triển những phẩm chất cá nhân tích cực, trở thành những con người “sống đẹp, sống có ích”. “Sống đẹp” là lối sống lành mạnh, thể hiện ở thái độ ứng xử văn minh, tích cực chủ động tham gia hoạt động cộng đồng, xã hội, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, không sa vào các tệ nạn xã hội, nghĩa khí, trung thực, tiết kiệm, cần cù, tôn trọng pháp luật... Sinh viên hiện nay đang từng ngày xây đắp cuộc sống mới tiến bộ, văn minh, góp phần khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới. Nhiều tấm gương tuổi trẻ trong lao động sáng tạo đang tỏa sáng và có sức thuyết phục lớn không chỉ với thế hệ trẻ mà với toàn xã hội.
Ngày nay, chúng ta tự hào và khâm phục với biết bao thanh niên sinh viên trẻ tốt nghiệp, tạm xa gia đình, hy sinh cái riêng vì cái chung lên công tác ở vùng cao, xa xôi, những thanh niên ngày đêm bảo vệ biên cương của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.
Thứ ba, tuy nhiên do tác động mặt trái của toàn cầu hóa, một bộ phận sinh viên lười học, thích sống đua đòi, xa rời những giá trị truyền thống lao động cần cù sáng tạo của dân tộc mình. Sự phát triển vượt bậc của đời sống kinh tế thời mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa đã kéo theo nhiều hệ lụy, phức tạp trong xã hội, tất cả đều tác động và phản ánh rõ nét trong đời sống của sinh viên thời nay.
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức, lối sống đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, lười lao động, họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
3.2.5. Thực trạng của việc phát huy giá trị tinh thần “hiếu học”trong xây dựng lốisống mới cho sinh viên