Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 120 - 125)

giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay

Việc xây dựng lối sống mới cho sinh viênphải trên cơ sở kế thừavà phát huycác giá trị đạo đức truyền thống cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, đang nảy sinh những xu hướng phản ánh mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Trong đónổi lên các xu hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống vốnphù hợp trong những giai đoạn lịch sử trước đây áp đặt nguyên xi, máy móc, coi đó là chuẩn mực bất biến để dập khuôn, bắt chước, dẫn đến phục cổ, bảo thủ trong quá trình này. Điều đó có thể dẫn đến sự biến đổi của lối sống sinh viên theo hướng lệch chuẩn, biếndạng,méomó...

Lòng yêu thương con người, đùm bọc,“tối lửa tắt đèn có nhau” làtruyền thống tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lại bộc lộ tình yêu thương bằng cách bao che, giấu giếm cho nhữnghành động sai trái, thậm chí phạm pháp của người thân, bạn bè. Biểu hiện này có ở khôngítcác bạn sinh viên như họsẵnsàng bao che, không tố cáo nhữnghành vi gian lận trong thi cử của nhau, làm ngơ hoặc che dấu cho hành vi phạm pháp của bạn, sẵn sàng giúp bạn nói dối cha mẹ để trốn đi chơi... Đây là những biểu hiện tiêu cực rất cần được khắc phục kịp thời. Có như vậy mới giữ gìn đượcbản chất đẹp đẽ của nhữnggiá trị đạo đức truyền thống.

Đức tính cầncù trong lao độnglà một nét đẹp trong cốt cách người Việt Nam. Nhưng cực đoan hóa quan niệm “cần cù bù thông minh”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” lại làm người ta dễ rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường và bỏ qua yếu tố sáng tạo trong lao động. Nhất là những bạn trẻ sinh viên với sự hăng hái, nhiệt tình, giàu sáng tạo lại dễ bị coi là “trứng khôn hơn vịt”, “ngựa non háu đá”... Trong khi đó, thực tế cho thấy, những cải tiến, phát hiện mới lại trở thành những độtphá, đem lại bước tiến vượt bậc trongsản xuất, kinh doanh.

Theo Lênin, quá kéo dài ưu điểm ngày hôm qua sẽ trở thành khuyết điểm ngày hôm nay. Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nếu bị cực đoan hóa cũng có thể trở thành phản giá trị, tạo nguy cơ, cản trở quá trình hình thành lối sống mớingày hôm nay.

Thứ hai: xu hướng sùng bái nước ngoài, xem nhẹ, phủ nhậncác giá trị đạo đức truyền thống,chạy theo lối sống thực dụng,cánhân chủnghĩa.

Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu cho mọi quốc gia muốn gia nhập và phát triển. Toàn cầu hóa đang đặt trước chúng ta bài toán về sự được - mất. Cơ hội là rất lớn, cái được cũng rất nhiều, đó là sự tiếp cận và

tranh thủ được vốn,thành tựu khoa học, công nghệ từ những nền kinh tế phát triển, là sự giao lưu, tiếp biến những giá trị văn minh nhân loại... Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm chúng ta đứng trước nhiều nguy cơ: sự phụ thuộc về kinh tế, sự lai căng văn hóa, mất bản sắc dân tộc... Nhận định về vấnđề này, Nghị quyết Trung ương V (khóa 8) khẳng định: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ...đang gây hạiđến thuần phongmỹ tụccủa dân tộc” [27, tr.46].

Sự ảnh hưởng của văn hóa,đạo đức, lối sống nướcngoài, đặc biệtlà lối sống phương tây đối với nhiều người, trong đó có sinh viên là tương đối rõ ràng. Khi sùng ngoại, cái gì của ngoại đều cho là tuyệt vời, do đó vô hình chung, tựcoi thường nhữnggiá trị của bản thân,của dân tộc.

Từ những quan niệm sống lệch lạc đãxuất hiệnngàycàng nhiều những hiện tượng phản giá trị trong đời sống xã hội. Hiện tượng sống thử của giới trẻ trong đó có sinh viên đã trở thành trào lưu. Nhiều đôi nam nữ sinh viên thuê nhà trọ sống với nhau như vợ chồng,để rồi khichán nhau thì mỗi người nhanh chóng xách vali đi tìm “cuộc sống mới”. Hiện tượng này đang trở thành một trào lưu rất thịnh hành trong giới trẻ như là những công nhân lao động xa nhà và đặc biệt là một bộ phận đông đảo các bạn sinh viên. Hiện vấn đề này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận mà nhiều nhất là các bạn sinh viên và nó cũng được đem ra tranh luận hết sức sôi nổi trên các diễn đàn và cũng đã tiêu tốn không ít giấy mực của các nhà báo. Vô hình chung nó đã trở thành một đề tài nóng, một thứ “mốt” lan truyền đi với tốc độ chóng mặt với tên gọi là “Sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”. Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng cụm từ “Sống thử” vốn dĩ không có trong từ điển Việt Nam và đúng là như vậy trong văn hoá Việt thì sống thử là một khái niệm còn khá mới mẻ tuy nhiên nó đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây trong thập niên 60-70 của thế kỉ trước, bắt nguồn từ cuộc cách mạng tình dục. Và đến khi nước ta trên bước đường mở cửa hội nhập với thế giới thì những giá trị văn hoá, lối sống của nước ngoài cũng theo đó du nhập vào trong nước và sống thử cũng không ngoại lệ cùng với sự phát triển của

công nghệ thông tin thì việc cập nhật hay tiếp cận những điều mới mẻ của con người lại càng dễ dàng hơn, nên việc lối sống này đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ đó là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều người thì lối sống kiểu Tây này hoàn toàn không phù hợp với văn hoá sống cũng như những giá trị truyền thống lâu đời trong mối quan hệ nam nữ, vợ chồng của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, sống thử sẽ làm mất đi những giá trị của tình yêu khiến cho tình yêu không còn đẹp không còn trong sáng. Hơn nữa, tình yêu trong sống thử luôn đi cùng với tình dục và có lẽ nhiều bạn trẻ sống thử mà mục đích chưa hẳn hoàn toàn là vì yêu, mà một phần là để thoả mãn nhu cầu bản thân, điều đó đã làm thay đổi bản chất vốn có của một tình yêuđích thực. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng sống thử là điều bình thường, hai người thích nhau, yêu nhau rồi họ dọn về sống chung nếu hợp thì tiếp tục mối quan hệ còn không thì chia tay mà không cần đối phương có trách nhiệm với mình, theo họ xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng có những cách sống và suy nghĩ thoáng hơn trong các vấn đề nhất là mối quan hệ nam nữ. Và sống thử là một lối sống hiện đại đậm chất thực tế chứ không phải là một tệ nạn, một lối sống thiếu lành mạnh như mọi người nghĩ và họ mong rằng xã hội sẽ không còn phê phán mà sẽ dần chấp nhận lối sống này.

Không ít bạn trẻ giờ đây không chọn công viên hay gốc cây là nơi tâm sự, thay vào đó họ chọnnhà nghỉ, vừa kín đáo, vừa “thoải mái”... Những biểu hiện của lối sống này thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, sự xa rời, đứt đoạn với truyền thống trong sinh viên. Đây thực sự là vấn đề nóng, đặt ra trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên ngày nay đòi hỏiphảicó sự quan tâmvà giải quyếtkịp thời.

Tiểu kết chương 3

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bằng những phương pháp cụ thể, thông qua các hình thức tổ chức thực hiện, các cuộc vận động các phong trào trong cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và sinh viên, nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được phát huy để xây dựng lối

sống mới cho sinh viên. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa hiện nay, những khó khăn, những mâu thuẫn nảy sinh đòi hỏi trong quá trình đi lên chúng ta phải từng bước giải quyết. Xác định đúng đắn các mâu thuẫn trên sẽ là cơ sở cho chúng ta đề ra phương hướng và những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, việc phân tích và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh không phải chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình, hăng hái mà phải có sự hiểu biết, có tri thức khoa học, có vốn sống nhất định. Thiếu tri thức và vốn sống cần thiết sẽ không nhận thức đúng được bản chất của mâu thuẫn và do đó không đề ra được những phương thức giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn có những yếu kém, bất cập nhất định, đòi hỏi chúng ta phải có phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế này, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh cho việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)