Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên với khả

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 119 - 120)

đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên với khả năng hạn chế củacácchủthể giáodục trongquá trình thực hiện

Có được những kết quả nhất định trongviệc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết là do thường xuyên có sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban giám hiệu các trường, sự phối hợp hoạt động của phòng Công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên nhà trường đối với công tác này.

Đội ngũ cán bộ của phòng Công tác sinh viên các trường đã có nhiều đóng góp trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, tuy nhiên, do cách thức tổ chức, tuyên truyền, giảng dạy có khi còn giáo điều, chưa sát với nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên, việc tổ chức làm bài thu hoạch còn mang tính hình thức, không phản ánh đúng sự hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội của họ. Vì vậy, hiệu quả giáo dục tư tưởng, đạo đức chưa cao, nhiều sinh viên không coi trọng vấn đề này.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là những tổ chức gần gũi với sinh viên. Các tổ chức này bằng nhiều hình thức, phương pháp hoạt động linh hoạt, đa dạng đã thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức, ý thức chính trị, ý thức cộng đồng cũng như truyền thống cách mạng cho sinh viên, tác động tốt tới tâm tư, tình cảm và hoạt động của sinh viên. Tuy nhiên, đây vẫn là những phong trào mang tính chất thời vụ, chủ yếu là sinh viên nội trú tham gia, nhiều sinh viên ngoại trú còn ở ngoài cuộc. Vấn đề giáo dục truyền thống còn yếu, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin còn coi nhẹ. Những cuộc thi tìm hiểu phần lớn chỉ quan tâm đến hình thức, số bài dự thi… mà chưa coi trọng chất lượng bài viết, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, sinh viên nhiệt tình tham gia. Đối với những sinh viên có biểu hiện hoặc vi phạm kỷ luật, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên chưa có các biện pháp thích hợp để giáo dục và ngăn chặn kịp thời.

Người thầy tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách, lối sống sinh viên. Đội ngũ giảng viên phần lớn là tâm huyết với nghề, vừa tuyền thụ kiến thức, vừa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Hưởng ứng cuộc vận động lớn của ngành giáo dục: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, rất nhiều thầy, cô giáo đã thực sự trở thành hình mẫu đẹp để sinh viên hướng tới. Điều đó có tác động rất tích cực đối với hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên. Song, cũng một số thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục chưa thực sự gương mẫu làm cho sinh viên giảm sút niềm tin vào cuộc sống.

Việc quản lý sinh viên thường thiên nhiều về hoạt động học tập. Trong khi đó cuộc sống của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại trú còn gặp rất nhiều khó khăn trong ăn, ở, sinh hoạt, đi lại…chưa được quan tâm đúng mức, họ dễ bị các đối tượng không tốt trong xã hội lôi kéo.

Về phía sinh viên, phần lớn sinh viên tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ quốc, gia đình và bản thân, có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đa số sinh viên có lối sống lành mạnh, năng động, tích cực, vượt khó. Bên cạnh việc học tập kiến thức chuyên môn, sinh viên nỗ lực rèn luyện tư cách, tác phong, đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Số sinh viên này luôn trông chờ, ỷ lại vào gia đình, đòi hỏi sự ưu đãi của xã hội, cầu mong vận may… nên không tích cực học tập, rèn luyện, sống buông thả, dẫn đến đến kết quả học tập, tư cách đạo đức không tốt, họ là những tấm gương phản diện, ảnh hưởng xấu đối với số sinh viên khác.

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)