Phát huy giá trị đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viên gắn với việc tạo lập môi trường học đường lànhmạnh trong bối cảnh

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 131 - 135)

toàn cầuhóa hiện nay

Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, của xã hội, bao gồm môi trường địa lý, môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và dođó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” [87, tr.108]. Các ông chỉ rõ,để tìm hiểu bản chất con người, cần phân tích môi trường kinh tế - xã hội, tức là môi trường được tạo nên bởi con người thông qua hoạt động thực tiễn của họ. Môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức, lối sống,ngược lại, sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, sẽ tạo ra những con người cólối sống thahóa, biến chất.

Môi trường kinh tế - xã hội được coi là lành mạnh khi ở đó, sự phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, sự phát triển kinh tế phải là tiền đề vật chất của sự phát triển con người, phát triển xã hội. Sự phát triển con người với lối sống mới lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo môi trường kinh tế- xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

Để xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, từ góc độ quốc gia, một mặt Đảng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế xây dựng xã hội giàu mạnh, đồng thời thực hiện

công bằng xã hội trong từng bước phát triển, thực hiện dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến tới xã hội văn minh. Trong quá trình đó, Đảng ta chú trọng kiện toàn cơ chế thị trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với sự vận hành lành mạnh của thị trường, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội; thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường mà còn là yêu cầu trong xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới, đảm bảo tạo việc làm, thu nhập chính đáng và cơ hội phát triển cho mọi người, trong đó có sinh viên.

Việc lành mạnh hoá môi trường học đường, công bằng, dân chủ, có kỷ cương pháp luật, tạo dư luận xã hội phê phán những biểu hiện sai sẽ có tác dụng củng cố tinh thần hiếuhọc, đoàn kết, niềm tin, ý chí phấn đấu trong sinh viên.

Môi trường giáo dục đào tạo bao gồm cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, quan hệ thầy - trò với văn hoá ứng xử và các yếu tố về nội dung, phương thức giáo dục rèn luyện của thầy - trò. Nhà trường, học đường, trường mầm non thực hành, ký túc xá, nhà trọ chính là môi trường xã hội thu nhỏ của sinh viên, là môi trường đặc biệt của sinh viên.

Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nên môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh sẽ là môi trường lý tưởng để cho sinh viên hình thành lối sống mới. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người, lối sống mới là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Học đường là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động giáo dục, rèn luyện của sinh viên. Môi trường giáo dục trong nhà trường là môi trường gần, tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên theo mục tiêu mô hình đào tạo. Nó gồm tổng thể các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các

giá trị vật chất, tinh thần được hiện thực hoá trong nhà trường. Môi trường giáo dục lành mạnh không chỉ bó hẹp ở cảnh quan xanh - sạch - đẹp, mà chủ yếu là các giá trị xã hội được hiện thực hoá. Cần xây dựng các mối quan hệ chuẩn mực trong nhà trường; công bằng, văn minh, đó là các mối quan hệ thầy - trò, quan hệ cấp trên và cấp dưới, giữa phục vụ và được phục vụ…Các quan hệ này phải được xây dựng theo đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chế độ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, lối sống mới phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc như: tôn sư trọng đạo, yêu lẽ phải, công bằng, danh dự…

Phải xây dựng quan hệ thầy - trò trong sáng, tốt đẹp vì đó là quan hệ cơ bản nhất trong nhà trường, tác động trực tiếp đến lối sống sinh viên. Xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường thông qua các hoạt động toạ đàm, hoạt động đoàn thể, hoạt động kỹ thuật, thông qua xây dựng các cảnh quan tự nhiên nhân văn nhằm bồi dưỡng tâm lý, tình cảm và hứng thú thanh nhã chân, thiện, mỹ. Hoàn cảnh giáo dục con người tốt đẹp, văn minh có tác dụng khích lệ tinh thần, nâng cao tố chất cho sinh viên, không một giáo trình môn học nào có thể thay thế được.

Hiện nay, môi trường học đường ít nhiều đã bị các tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các hiện tượng tiêu cực như: lười học, ý thức học tập kém, tiếp thu thụ động, gian dối trong học tập và thi cử… đang trở nên phổ biến. Phải “tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng, củng cố nền nếp, thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học. Phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh, sinh viên” [50, tr.13]. Một mặt, cần nêu cao tinh thần trung thực, tự trọng của sinh viên, mặt khác cần có quy chế quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm đối với cả giảng viên và sinh viên. Cải tiến công tác thi cử, áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm và làm bài tự luận theo hướng ra đề mở, gắn lý thuyết với thực hành, gắn hiểu biết với kinh nghiệm cá nhân của sinh viên để hạn chế tình trạng sao chép, học vẹt.

Đối với sinh viên sống trong ký túc xá, các bộ phận làm công tác quản lý sinh viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để quản lý, giáo dục, định hướng các hoạt động vui chơi lành mạnh cho sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các phong trào, hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức. Đẩy mạnh cuộc vận động “Ký túc xá là nhà, sinh viên là chủ”, xây dựng “Phòng ở kiểu mẫu”, Hội thi “Nét đẹp sinh viên nội trú”… Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ thăm dò dư luận sinh viên, đội an ninh xung kích, đặc biệt là tổ phát thanh tuyên truyền trong khu nội trú nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin thời sự của sinh viên, nêu gương người tốt việc tốt, đồng thời đó cũng là phương tiện trao đổi tình cảm của sinh viên.

Hiện tại nhiều sinh viên đang gặp khó khăn về nhà ở do ký túc xá không đủ. Việc một số sinh viên phải thuê nhàở ngoài có thể dễ bị nhiễm thói hư, tật xấu. Vì vậy, không chỉ các nhà trường mà cả xã hội cần phải quan tâm đến vấn đề này. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa việc quản lý của nhà trường với việc quản lý của công an khu vực, chính quyền địa phương với sinh viên thuê trọ cũng như các chủ nhà có phòng cho thuê. Thành lập các nhóm sinh viên ngoại trú theo các khu vực sinh viên thuê trọ, cử nhóm trưởng theo dõi thường xuyên và tham gia các buổi giao ban với Nhà trường. Mỗi học kỳ Nhà trường cử cán bộ quản lý đến thăm hỏi, khảo sát tình hình thực tế để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn.

Trong quá trình giáo dục sinh viên, nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với các nơi sinh viên thực tập, vì đó là môi trường hết sức quan trọng trong việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Nếu môi trường thực hành nghề trong sạch, lành mạnh; tập thể đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau; trong sáng…sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành lối sống mới cho sinh viên, giúp sinh viên thêm yêu nghề mà mìnhđã chọn.

Phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên.Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm

phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống mới cho sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.

Với vị trí và chức năng của mình, nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò quan trọng riêng. Để tạo ra hiệu quả cao trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên thì cả nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội đều phải tự xây dựng mình thành những môi trường văn hoá lành mạnh, làm cho sinh viên thực sự tin tưởng, yên tâm học tập, rèn luyện. Sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng trong quản lý và giáo dục của cả ba thành tố này là rất quan trọng, nếu buông lỏng, coi nhẹ bất cứ một khâu nào, sẽ tạo những khoảng trống là cơ hội cho cái xấu len lỏi vào, lấn át, xô đẩy quá trình rèn luyện đạo đức của sinh viên.

Thực chất ở đây là đi tìm tiếng nói chung trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp với sự tác động nhiều chiều, đa dạng trong công tác xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Có thể sử dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi thông tin về các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨCTRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)