Tình hình rủi ro mất vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 34)

Tổng dự phòng RRTD được trích lập

Hệ số dự phòng RRTD = x 100% (2.4)

Dư nợ bình quân

Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thấp cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập thấp hay nói cách khác là nợ xấu của ngân hàng thấp điều này đồng nghĩa các khoản vay đến hạn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi chiếm tỷ lệ cao và ngược lại.

Nợ có khả năng mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn = x 100% (2.5)

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi một đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ đã ở trong tình trạng hầu như không thể thu hồi. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng các món vay, và công tác quản lý cũng như rủi ro tại ngân hàng càng kém và ngược lại thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt.

Trong đó: [(S0+S12)/2] + S1 +S2 +S3+...+S11 Dư nợ bình quân = (2.6) 12 2.1.4.4. Khả năng bù đắp rủi ro Tổng dự phòng RRTD

Khả năng bù đắp khoản vay mất vốn = x100% (2.7)

Dư nợ bị mất vốn

Đây là chỉ tiêu phản ánh đối với nhóm nợ có khả năng mất vốn. Đây là những khoản tín dụng khó thu hồi được và gây thiệt hại trực tiếp cho ngân hang, mất các khoản gốc và lãi đã cho vay, làm giảm nguồn vốn hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng.

Tổng dự phòng RRTD

Khả năng bù đắp RRTD = x100% (2.8)

Nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động hay bị động của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên. Tỷ số này càng lớn thì cho thấy ngân hàng càng chủ động trong trường hợp khách hang không hoàn trả nợ vay và lãi đúng hạn.

2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng ngày càng được quan tâm xem xét, phân tích một cách thường xuyên để có thể phản ứng kịp thời chống đỡ các tác hại của nó. o đó, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng. Ngoài những đề tài điển hình đã đề cập ở trên, trong quá trình nghiên cứu, phân tích rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang tôi cũng đã tham khảo một số đề tài sau:

1) Trần Thị Ngọc Lý (2011) với Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ Bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre cung cấp từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 và dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá những biến động về mặt số lượng và đo lường được thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre. Đồng thời, sử dụng những chỉ số tài chính để đánh giá về mặt chất lượng tín dụng của ngân hàng (NH). Đề tài tập trung nghiên cứu về nợ xấu của NH và đưa ra các giải pháp quản trị nợ xấu. Qua phân tích cho thấy, công tác quản lý nợ xấu được thực hiện khá tốt, dù tình hình nợ xấu có xu hướng tăng liên tục qua các năm do sự biến động khó lường của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ từ năm 2008 đến năm 2010 ngày càng giảm dần (tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 2008 - 0,63%; 2009 - 0,55%; 2010 - 0,56%). Mặc dù hệ số rủi ro tín dụng tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2011 là 0,84%; tuy nhiên tỷ lệ này luôn được kiểm soát và nằm trong tỷ lệ cho phép của NHNN. Hạn chế của Luận văn là chỉ chú trọng phân tích tình hình hoạt động tín dụng, tác giả chưa đề cập cụ thể nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH.

2) Đề tài nghiên cứu về “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu” do tác giả ương Hoàng Nghiêm thực hiện năm 2012. Tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2009 – 2011 được thu thập tại phòng Kinh doanh tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu và cũng dùng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối để so sánh số liệu về tình hình hoạt động tín dụng tại NH với các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng. Đồng thời, thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường RRT để đánh giá thực trạng RRTD hiện tại. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH. Từ đó, đề ra giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NH. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp trong những năm qua đã giúp cho tình hình nợ quá hạn của NH tương đối thấp, đồng thời cũng giảm thiểu được nợ xấu. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn, nợ xấu có sự biến động nhưng vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn qua ba năm đều dưới mức 0,9%. Tương ứng là tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,43%; năm 2010 là 0,33% và năm 2011 là 0,68%. Điều này cho thấy NH đã chủ động trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD, từ đó giúp cho hoạt động tín dụng của NH ngày càng phát triển và ổn định. Nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH chủ yếu do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh cón yếu kém. Đồng thời, xuất phát từ nguyên nhân do tình hình nền kinh tế địa phương giai đoạn năm 2008 - 2010 bị suy giảm, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động bất thường,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn tại ngân hàng trở nên khó khăn, cộng với việc phải chi trả với lãi suất cao dẫn đến rủi ro phát sinh là điều tất yếu trong giai đoạn này.

Qua việc khảo lược một số đề tài trên, nhận thấy rằng vấn đề rủi ro tín dụng đã được các tác giả nghiên cứu rất sâu, kỹ lưỡng. Trên cơ sở lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu, cộng với kiến thức của bản thân vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang thì em nghĩ đề tài là một nghiên cứu thiết thực. Nghiên cứu của em sẽ tập trung vào nội dung chính là RRT hơn là quá đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng như các nghiên cứu trước đây.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp trực tiếp từ Phòng Khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang về tình hình hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, báo cáo phân loại nợ, dự phòng xử lý rủi ro,...).

- Trao đổi trực tiếp với cán bộ khách hàng thông qua phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu bằng chữ về thực trạng hoạt động tín dụng, những rủi ro trong hoạt động tín dụng và tình hình quản lý nợ tại VCB An Giang.

- Ngoài ra, còn tham khảo các tài liệu, cập nhật thông tin từ sách, báo, tạp chí Ngân hàng, các văn bản pháp luật do NHNN ban hành, các giáo trình, bài giảng và một số trang web liên quan.

2.3.2.Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để tổng hợp số liệu thứ cấp theo từng tiêu chí qua các năm đã thu thập được từ Phòng Khách hàng, Phòng Quản lý nợ tại NH làm căn cứ để tính toán và xác định các tỷ số đánh giá mức độ rủi ro.

Phương pháp so sánh

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 – y0 (2.9)

Trong đó : y : Phần chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu kinh tế y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

y0: Chỉ tiêu kỳ gốc

Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không, biến động nhiều/ít như thế nào.

- So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

%∆y = (y1 – y0)/ y0 × 100% (2.10) Trong đó : ∆y : Phần chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu kinh tế

y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích y0: Chỉ tiêu kỳ gốc

Phương pháp này dùng để đánh giá tỷ trọng tăng giảm của các chỉ tiêu kinh kế của năm sau so với năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu qua các năm một cách rõ ràng hơn.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước).

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập kh u và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,…); thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại hối; quản lý vốn ngoại tệ gởi tại các ngân hàng nước ngoài; làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước, quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) chính thức hoạt động ngày 2/6/2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.

Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank hiện nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với mô trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao..., Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như hơn 5,2 triệu khách hàng cá nhân.

3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

An Giang – mảnh đất thuộc vùng bán địa sơn, nằm ở đầu nguồn sông Mêkông, là một trong những tỉnh biên giới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trị địa lý quan trọng, có nền văn hóa đa sắc tộc nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, con người An Giang thật thà chân chất nhưng năng động và sáng tạo, biết thừa hưởng sự ưu đãi từ thiên nhiên phong phú cũng như biết vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai, những thách thức khó khăn trong xây dựng và phát triển của địa phương. Trăn trở cùng hạt gạo, con cá từ khi chỉ là hạt lúa giống, con cá giống đến khi được đi khắp nơi trên thế giới mang lại ngoại tệ ngày càng lớn.

Nắm bắt tình hình này và được sự cho phép của chính quyền địa phương, ngày 07 tháng 5 năm 1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 55/NH-QĐ thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/1991.

Ngày 02 tháng 06 năm 2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang là đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chi nhánh tọa lạc tại: số 01 - đường Hùng Vương - phường Mỹ Long - Thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang.

Tên giao dịch tiếng Anh là JOINT STOCK COMMERIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - AN GIANG BRANCH.

Tên điện tín là VIETCOMBANK AN GIANG, viết tắt là VCB.

Ngày 29 tháng 10 năm 2011, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang (Vietcombank An Giang) đã trân trọng tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm thành lập (1/10/1991 – 1/10/2011) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì do Chủ tịch nước CNXHCN Việt Nam trao tặng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB An Giang liên tục đạt lợi nhuận theo chỉ tiêu đề ra và hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Những năm qua Chi nhánh đã mở rộng tín dụng với mục tiêu đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Ngân hàng đã cho vay các chương trình kinh tế lớn của Tỉnh như: cho vay mua gạo trong dân, cho vay chế biến thủy sản, cho vay nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cho vay nhà ở nông dân, cho vay cán bộ

công nhân viên,… Đ y mạnh các dịch vụ ngân hàng: là ngân hàng chủ lực về thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang đã luôn duy trì chiếc cầu nối giữa các đơn vị xuất nhập kh u địa phương với nước ngoài, giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp trong địa bàn, doanh số thanh toán xuất nhập kh u qua Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu toàn tỉnh.

Trước xu thế phát triển công nghệ Ngân hàng, NHTMCP Ngoại thương An Giang đã xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin tương đối hiện đại với tất cả các giao dịch được thực hiện trên máy tính nối mạng nội bộ, với chi nhánh bạn và hội sở. Hàng loạt các dịch vụ được triển khai như mạng thanh toán viễn thông SWIFT, hệ thống Ngân hàng bán lẻ Vietcombank SIL VERLAKE, mạng thanh toán thẻ, chấp nhận thanh toán các thẻ tín dụng phổ biến như Master, Visa, Amex, JCB,...

Cùng với việc nâng cao công tác chuyên môn, chất lượng dịch vụ, Ngân hàng luôn coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực vì đây là nhân tố quyết định đóng hóp vào quá trình phát triển của Ngân hàng. Lúc mới thành lập, Ngân hàng chỉ có 23 nhân viên và hiện nay con số này đã tăng lên hơn 180 nhân viên (41% nam và 59% nữ), trong đó có 159 nhân viên trình độ đại học và 112 nhân viên chứng chỉ B ngoại ngữ.

3.2.2. Chức năng – nhiệm vụ của Vietcombank An Giang

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang là đơn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)