Tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 46 - 48)

Trong bất kì một hoạt động kinh doanh nào thì lợi nhuận cũng là mục tiêu hàng đầu, nên VCB An Giang cũng không ngoại lệ. Ngân hàng không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt chế độ khách hàng và chất lượng dịch vụ nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch.

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động của VCB An Giang giai đoạn 2010 - 2012 (ĐVT: Tỷ đồng) (ĐVT: Tỷ đồng) (ĐVT: Tỷ đồng)

+/- % +/- %

Vốn huy động 985 1.363 1.445 378 38,4 82 6,0

Dư nợ cho vay 2.699 3.135 4.596 436 16,2 1.461 46,6

Lợi nhuận trước thuế 53 63 79 10 18,9 16 25,4

2012/2011

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang.

Giai đoạn 2010 - 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, áp lực từ lạm phát ngày càng tăng, giá cả nhiều mặt hàng đầu vào tăng cao đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân trong tỉnh11. Trong bối cảnh chung ấy, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với những thử thách và áp lực từ nền kinh tế.

Với môi trường kinh doanh nhiều khó khăn đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang đã bám sát chủ trương của NHNN, linh hoạt ứng phó với những diễn biến của thị trường, luôn chủ động - sáng tạo

11 Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 (Số: 139/BC-UBND tỉnh An Giang); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011 (Số: 70 /BC- UBND tỉnh An Giang); Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và những công tác trọng tâm 3

trong công tác điều hành. Kết quả là, các mặt hoạt động kinh doanh của VCB An Giang vẫn duy trì ổn định và phát triển bền vững.

Với chính sách lãi suất linh hoạt cùng với sự ra đời của nhiều sản ph m mới, các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, VCB An Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm nguồn vốn cho nền kinh tế và hoàn thành nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Cụ thể chỉ tiêu vốn huy động có xu hướng tăng trưởng qua ba năm, trong đó, chỉ tiêu này vào năm 2011 có mức tăng trưởng khá nhanh so với cùng kỳ năm 2010, từ 985 tỷ đồng tăng đến 1.363 tỷ đồng, với tốc độ tăng ước đạt là 38,4%; đến năm 2012 vốn huy động tiếp tục tăng trưởng đạt mức 1.445 tỷ đồng.

Về hoạt động tín dụng, Ngân hàng cũng đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng liên tục trong ba năm qua, được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.1, trong đó, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất là 46,6%; tương ứng tăng 1.461 tỷ đồng dư nợ (năm 2012 so với năm 2011) và đạt 109% kế hoạch. Sự tăng trưởng nóng của nguồn vốn tín dụng cho vay vào năm 2012 do các nguyên nhân sau:

- Một là, tỷ lệ lạm phát của năm 2011 ở mức cao là 18,13% (theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê), khi đó chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao (do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí lãi suất vay cao) gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN), cùng với hàng tồn kho khá cao khiến kế hoạch kinh doanh của N đã đề ra sẽ khó hoàn thành, nên đến năm 2012 khách hàng sẽ có nhu cầu vốn vay cao hơn cho sản xuất kinh doanh để duy trì sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

- Hai là, nhu cầu vay vốn tăng cao đối với các ngành lương thực, thủy sản.

- Ba là, người dân nuôi trồng thủy sản thua lỗ nên họ không tái đầu tư dẫn đến nguồn nguyên liệu thiếu hụt, từ đó các nhà máy thủy sản có nhu cầu vốn vay cao nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh để cung cấp nguồn thủy sản cho thị trường.

Về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu này qua các năm được thể hiện cụ thể như sau: lợi nhuận trước thuế ở năm 2011 đạt 63 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2010. Riêng năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục tăng đạt mức 79 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khoản thu từ lãi thấp

hơn năm 2011 nhưng do vào năm này có một khoản thu nhập bất thường (52 tỷ đồng) thu từ các khoản nợ đã được dự phòng nên xét về tổng lợi nhuận

trước thuế của năm 2012 vẫn tăng so với năm trước. Nhưng xét về mảng hoạt động thu từ lãi trong năm này thì thấp hơn cùng kỳ năm trước là do tỷ lệ lạm

phát của năm 2011 ở mức cao là 18,13% (theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê), khi đó lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn nên sang năm 2012 Chi nhánh đã có chính sách ưu đãi lãi suất cho những khách hàng truyền thống nhằm chia sẻ khó khăn trên. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế khó khăn nên một số khách hàng của chi nhánh kinh doanh kém hiệu quả, mất khả năng thanh toán dẫn đến việc thu hồi các khoản nợ quá hạn từ các doanh nghiệp này không cao nên ảnh hưởng đến hoạt động thu từ lãi của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)