Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 85 - 86)

Trong quan hệ tín dụng, người đi vay đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn trả nợ vay, do đó, nếu từ KH phát sinh các yếu tố rủi ro, khả năng không thu hồi được nợ là rất lớn. Rủi ro về phía KH có thể kể đến các nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Trong giai đoạn lạm phát tăng cao, Ngân hàng hạn chế cho vay trung – dài hạn, nhưng một số doanh nghiệp lại cần nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất nên KH có được khoản vay ngắn hạn thì lại đầu tư vào trung – dài hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính, nguồn vốn ngắn hạn không được đưa vào sản xuất kinh doanh nên không có vòng luân chuyển vốn ngắn hạn và ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp khách hàng xin vay vốn với mục đích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng thực tế lại dùng phần lớn số vốn vay để kinh doanh vào bất động sản, chứng khoán, vàng, cho vay lại…là những lĩnh vực đầu tư có rủi ro cao. Đặc biệt là trong năm 2011, giá vàng liên tục thay đổi nên nhiều khách hàng sử dụng số vốn vay được để mua vàng bán hưởng chênh lệch, một số khác lại đầu tư vào BĐS trong khi đây lại là năm bất động sản bị đóng băng, giá cả không ngừng giảm. o đó, việc Ngân hàng không thu hồi được nợ là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, việc một số hộ kinh doanh vay vốn để sản xuất, chăn nuôi nhưng lại sử dụng tiền cho tiêu dùng dẫn đến tình trạng không có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng.

Thứ hai, do một số KH là doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng, tăng năng lực sản xuất kinh doanh quá lớn, trong khi không kịp nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ, không đánh giá khả năng tiêu thụ của thị trường. Chi phí tài chính lớn (do vay vốn đầu tư), không tiêu thụ được sản ph m hàng hóa như dự kiến ban đầu. Cùng lúc thực hiện đầu tư nhiều dự án lớn trong khi khả năng huy động nguồn vốn hạn chế nên tình hình tài chính ngày càng khó khăn.

Thứ ba, do xuất phát từ ý thức, trách nhiệm và tính trung thực của KH trong việc thực hiện báo cáo tài chính và ghi chép sổ sách kế toán. Để Ngân hàng đồng ý xét duyệt vay vốn, doanh nghiệp phải cho Ngân hàng thấy được tình hình tái chính lành mạnh và giá trị tài sản đảm bảo lớn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp KH cố ý gian lận như: ghi nhận doanh thu cao so với thực tế, khai báo tăng lượng hàng hóa trong sổ sách kế toán, hạch toán không đúng giá trị thực của tài sản, tài sản đem thế chấp, cầm cố ở nhiều nơi hoặc tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình.

Thứ tư, do năng lực quản lý kinh doanh của KH còn yếu kém. Khách hàng của VCB An Giang chủ yếu là hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hoạt động kinh doanh vẫn còn tự phát, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, đầu tư rõ ràng theo diễn biến thị trường và thời kỳ kinh tế, đôi khi việc lập phương án để xin vay chỉ thực hiện mang tính thủ tục chứ không căn cứ trên tình hình thực tế cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. o đó, sau khi được Ngân hàng giải ngân, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 85 - 86)