Mô hình
QLRRTD Đặc điểm Điểm mạnh Điểm yếu
TẬP TRUNG - Mô hình này có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR, tác nghiệp. - Thích hợp với các NH quy mô lớn. - Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn NH, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. - Thiết lập và duy trì môi trường QLRR đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. - Xây dựng chính sách QLRR thống nhất toàn hệ thống.
- Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
PHÂN TÁN
- Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, QLRR, tác nghiệp. Phòng tín dụng thực hiện đầy đủ cả 3 chức năng này. - Thích hợp với NH quy mô nhỏ. - Mô hình gọn nhẹ. - Cơ cấu tổ chức đơn giản.
- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. - Việc quản lý hoạt động tín dụng theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
Nguồn: Nguyễn Đức Tú, 2011.
Cũng theo Nguyễn Đức Tú (2011), hiện nay các NHTM Việt Nam khuyến nghị nên áp dụng mô hình quản lý rủi ro tập trung. Với mô hình này thì:
Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận th m định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, th m định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
2.1.4.1. Hiệu suất sử dụng vốn vay
Dư nợ tín dụng
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100% (2.1) Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra khi bản thân ngân hàng cho vay quá nhiều so với tiêu chu n an toàn của Ngân hàng Nhà nước quy định, so với quy mô vốn huy động.
Nếu cho vay quá mức (tỷ lệ LDR quá cao) sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, khả năng quản lý của ngân hàng, có nghĩa là việc cho vay với một tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động dễ dẫn đến chất lượng tín dụng khó kiểm soát (ngân hàng cho vay quá dễ dàng), khi đó khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sẽ rất lớn kéo theo rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ cao (ngân hàng không thu hồi được vốn vay trong khi vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền). Ngược lại, tỷ lệ LTD quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn (huy động quá thừa không có đầu ra, ngân hàng bị ứ đọng vốn) hiệu quả hoạt động sẽ không cao.
2.1.4.2. Hệ số rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (2.2)
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (2.3)
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 3% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường).
2.1.4.3. Tình hình rủi ro mất vốn
Tổng dự phòng RRTD được trích lập
Hệ số dự phòng RRTD = x 100% (2.4)
Dư nợ bình quân
Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thấp cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập thấp hay nói cách khác là nợ xấu của ngân hàng thấp điều này đồng nghĩa các khoản vay đến hạn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi chiếm tỷ lệ cao và ngược lại.
Nợ có khả năng mất vốn
Hệ số khả năng mất vốn = x 100% (2.5)
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi một đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ đã ở trong tình trạng hầu như không thể thu hồi. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng các món vay, và công tác quản lý cũng như rủi ro tại ngân hàng càng kém và ngược lại thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt.
Trong đó: [(S0+S12)/2] + S1 +S2 +S3+...+S11 Dư nợ bình quân = (2.6) 12 2.1.4.4. Khả năng bù đắp rủi ro Tổng dự phòng RRTD
Khả năng bù đắp khoản vay mất vốn = x100% (2.7)
Dư nợ bị mất vốn
Đây là chỉ tiêu phản ánh đối với nhóm nợ có khả năng mất vốn. Đây là những khoản tín dụng khó thu hồi được và gây thiệt hại trực tiếp cho ngân hang, mất các khoản gốc và lãi đã cho vay, làm giảm nguồn vốn hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng.
Tổng dự phòng RRTD
Khả năng bù đắp RRTD = x100% (2.8)
Nợ xấu
Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động hay bị động của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên. Tỷ số này càng lớn thì cho thấy ngân hàng càng chủ động trong trường hợp khách hang không hoàn trả nợ vay và lãi đúng hạn.
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng ngày càng được quan tâm xem xét, phân tích một cách thường xuyên để có thể phản ứng kịp thời chống đỡ các tác hại của nó. o đó, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng. Ngoài những đề tài điển hình đã đề cập ở trên, trong quá trình nghiên cứu, phân tích rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang tôi cũng đã tham khảo một số đề tài sau:
1) Trần Thị Ngọc Lý (2011) với Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ Bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre cung cấp từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 và dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá những biến động về mặt số lượng và đo lường được thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre. Đồng thời, sử dụng những chỉ số tài chính để đánh giá về mặt chất lượng tín dụng của ngân hàng (NH). Đề tài tập trung nghiên cứu về nợ xấu của NH và đưa ra các giải pháp quản trị nợ xấu. Qua phân tích cho thấy, công tác quản lý nợ xấu được thực hiện khá tốt, dù tình hình nợ xấu có xu hướng tăng liên tục qua các năm do sự biến động khó lường của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ từ năm 2008 đến năm 2010 ngày càng giảm dần (tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 2008 - 0,63%; 2009 - 0,55%; 2010 - 0,56%). Mặc dù hệ số rủi ro tín dụng tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2011 là 0,84%; tuy nhiên tỷ lệ này luôn được kiểm soát và nằm trong tỷ lệ cho phép của NHNN. Hạn chế của Luận văn là chỉ chú trọng phân tích tình hình hoạt động tín dụng, tác giả chưa đề cập cụ thể nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH.
2) Đề tài nghiên cứu về “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu” do tác giả ương Hoàng Nghiêm thực hiện năm 2012. Tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2009 – 2011 được thu thập tại phòng Kinh doanh tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu và cũng dùng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối để so sánh số liệu về tình hình hoạt động tín dụng tại NH với các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng. Đồng thời, thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường RRT để đánh giá thực trạng RRTD hiện tại. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH. Từ đó, đề ra giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NH. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp trong những năm qua đã giúp cho tình hình nợ quá hạn của NH tương đối thấp, đồng thời cũng giảm thiểu được nợ xấu. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn, nợ xấu có sự biến động nhưng vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn qua ba năm đều dưới mức 0,9%. Tương ứng là tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,43%; năm 2010 là 0,33% và năm 2011 là 0,68%. Điều này cho thấy NH đã chủ động trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD, từ đó giúp cho hoạt động tín dụng của NH ngày càng phát triển và ổn định. Nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH chủ yếu do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh cón yếu kém. Đồng thời, xuất phát từ nguyên nhân do tình hình nền kinh tế địa phương giai đoạn năm 2008 - 2010 bị suy giảm, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động bất thường,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn tại ngân hàng trở nên khó khăn, cộng với việc phải chi trả với lãi suất cao dẫn đến rủi ro phát sinh là điều tất yếu trong giai đoạn này.
Qua việc khảo lược một số đề tài trên, nhận thấy rằng vấn đề rủi ro tín dụng đã được các tác giả nghiên cứu rất sâu, kỹ lưỡng. Trên cơ sở lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu, cộng với kiến thức của bản thân vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang thì em nghĩ đề tài là một nghiên cứu thiết thực. Nghiên cứu của em sẽ tập trung vào nội dung chính là RRT hơn là quá đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng như các nghiên cứu trước đây.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp trực tiếp từ Phòng Khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh An Giang về tình hình hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, báo cáo phân loại nợ, dự phòng xử lý rủi ro,...).
- Trao đổi trực tiếp với cán bộ khách hàng thông qua phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu bằng chữ về thực trạng hoạt động tín dụng, những rủi ro trong hoạt động tín dụng và tình hình quản lý nợ tại VCB An Giang.
- Ngoài ra, còn tham khảo các tài liệu, cập nhật thông tin từ sách, báo, tạp chí Ngân hàng, các văn bản pháp luật do NHNN ban hành, các giáo trình, bài giảng và một số trang web liên quan.
2.3.2.Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để tổng hợp số liệu thứ cấp theo từng tiêu chí qua các năm đã thu thập được từ Phòng Khách hàng, Phòng Quản lý nợ tại NH làm căn cứ để tính toán và xác định các tỷ số đánh giá mức độ rủi ro.
Phương pháp so sánh
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 – y0 (2.9)
Trong đó : ∆y : Phần chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu kinh tế y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
y0: Chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không, biến động nhiều/ít như thế nào.
- So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
%∆y = (y1 – y0)/ y0 × 100% (2.10) Trong đó : ∆y : Phần chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu kinh tế
y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích y0: Chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp này dùng để đánh giá tỷ trọng tăng giảm của các chỉ tiêu kinh kế của năm sau so với năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu qua các năm một cách rõ ràng hơn.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước).
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập kh u và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,…); thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại hối; quản lý vốn ngoại tệ gởi tại các ngân hàng nước ngoài; làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước, quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) chính thức hoạt động ngày 2/6/2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank hiện nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với mô trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao..., Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như hơn 5,2 triệu khách hàng cá nhân.