Hiện nay, xu thế cạnh tranh không chỉ tồn tại giữa các NHTM trong nước mà còn có sự xuất hiện của các Ngân hàng thương mại nước ngoài, do đó, trong hoạt động tín dụng, làm sao vừa thu hút KH vay, góp phần tăng trưởng mức dư nợ tín dụng theo mục tiêu đề ra, vừa có những giải pháp để kiềm chế và kịp thời xử lý khi rủi ro xảy ra chính là điều mà các nhà quản trị NHTM luôn quan tâm. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang cũng đặc biệt chú ý đến công tác quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN, triển khai chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tuân thủ th m quyền phán quyết, phê duyệt tín dụng như quy định, thực hiện báo cáo định kỳ về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh để trình lên cấp Trung ương nhằm thường xuyên đánh giá mức độ rủi ro.
Tuy nhiên, do công tác tín dụng còn những mặt hạn chế chưa kịp thời khắc phục nên một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang vẫn tồn tại:
Thứ nhất, trình độ – năng lực phân tích thông tin của cán bộ khách hàng. Hoạt động tín dụng đòi hỏi CBKH phải có trình độ chuyên môn về nhiều lĩnh vực, nhưng việc tích lũy kiến thức đa ngành là vấn đề đòi hỏi rất nhiều thời gian, kinh nghiệm làm việc và năng lực của CBKH. Việc tiếp nhận kiến thức đối với những CBKH trẻ là điều dễ dàng nhưng điều kiện tiếp xúc thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Đối với những khoản cho vay doanh nghiệp, đòi hỏi công tác th m định phải chuyên sâu, yêu cầu CBKH phải nắm thật rõ chuyên môn,
kỹ thuật phân tích, lĩnh vực kinh doanh của KH,... cũng như những biến động từ thị trường, do đó, nguy cơ rủi ro dễ xảy ra nếu CBKH không nhận định và đánh giá được đúng đắn những vấn đề này. Về việc thu thập thông tin đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình chủ yếu do CBKH tìm hiểu một cách chủ quan nên rủi ro tín dụng xảy ra là điều khó tránh.
Thứ hai, hoạt động kiểm tra giám sát khoản vay chưa được quan tâm đúng mức, CBKH chưa chủ động trong việc kiểm tra và làm việc thường xuyên với doanh nghiệp, do đó chưa kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi về bộ máy quản lý cấp cao của họ.
Thứ ba, RRTD còn phát sinh khi CBKH của Ngân hàng chủ quan và lệ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo (TSĐB), đặc biệt đối với những khoản vay có TSĐB hình thành từ vốn vay. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, nguồn vốn tự có thấp, nếu Ngân hàng chỉ dựa vào TSĐB để cho vay thì có nguy cơ xảy ra rủi ro, Ngân hàng phải đối mặt với việc xử lý TSĐB, nhưng không phải lúc nào vấn đề này cũng được thực hiện một cách thuận lợi. Khâu xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn mà Ngân hàng gặp phải như: phần lớn TSĐB là bất động sản, nhưng trong tình hình hiện nay thị trường bất động sản vị đóng băng, việc xử lý tài sản là rất khó và chưa đạt hiệu quả cao; không bán được TSĐB do tài sản bị xuống cấp, mất giá, Ngân hàng không có th m quyền để cưỡng chế KH vay mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan pháp luật để xử lý TSĐB thu hồi nợ, Ngân hàng phải chịu chi phí thanh lỳ tài sản.
Thứ tư, tại chi nhánh chưa chủ động và độc lập trong việc quản lý rủi ro. Việc thực hiện quản lý rủi ro chủ yếu dựa theo sự chỉ đạo của Ngân hàng hội sở, Chi nhánh chưa đề ra kế hoạch cụ thể và tự đánh giá công tác quản lý rủi ro. o đó, quá trình thực hiện và triển khai lên cấp trên mất nhiều thời gian, khi có rủi ro xảy ra, việc xử lý chưa mang tính kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay VCB thực hiện mô hình quản lý rủi ro tập trung nên công tác quản trị rủi ro không được thực hiện bởi một bộ phận độc lập đối với KH mà do từng chi nhánh chịu trách nhiệm và từng CBKH phải thực hiện công tác rủi ro song song với công tác th m định và quản lý doanh nghiệp nên chưa khách quan và có thể chưa đánh giá đúng rủi ro của KH.