Vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng ngày càng được quan tâm xem xét, phân tích một cách thường xuyên để có thể phản ứng kịp thời chống đỡ các tác hại của nó. o đó, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng. Ngoài những đề tài điển hình đã đề cập ở trên, trong quá trình nghiên cứu, phân tích rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang tôi cũng đã tham khảo một số đề tài sau:
1) Trần Thị Ngọc Lý (2011) với Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ Bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre cung cấp từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 và dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá những biến động về mặt số lượng và đo lường được thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Tre. Đồng thời, sử dụng những chỉ số tài chính để đánh giá về mặt chất lượng tín dụng của ngân hàng (NH). Đề tài tập trung nghiên cứu về nợ xấu của NH và đưa ra các giải pháp quản trị nợ xấu. Qua phân tích cho thấy, công tác quản lý nợ xấu được thực hiện khá tốt, dù tình hình nợ xấu có xu hướng tăng liên tục qua các năm do sự biến động khó lường của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ từ năm 2008 đến năm 2010 ngày càng giảm dần (tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 2008 - 0,63%; 2009 - 0,55%; 2010 - 0,56%). Mặc dù hệ số rủi ro tín dụng tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2011 là 0,84%; tuy nhiên tỷ lệ này luôn được kiểm soát và nằm trong tỷ lệ cho phép của NHNN. Hạn chế của Luận văn là chỉ chú trọng phân tích tình hình hoạt động tín dụng, tác giả chưa đề cập cụ thể nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH.
2) Đề tài nghiên cứu về “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu” do tác giả ương Hoàng Nghiêm thực hiện năm 2012. Tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2009 – 2011 được thu thập tại phòng Kinh doanh tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu và cũng dùng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối để so sánh số liệu về tình hình hoạt động tín dụng tại NH với các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng. Đồng thời, thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường RRT để đánh giá thực trạng RRTD hiện tại. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH. Từ đó, đề ra giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NH. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp trong những năm qua đã giúp cho tình hình nợ quá hạn của NH tương đối thấp, đồng thời cũng giảm thiểu được nợ xấu. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn, nợ xấu có sự biến động nhưng vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn qua ba năm đều dưới mức 0,9%. Tương ứng là tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,43%; năm 2010 là 0,33% và năm 2011 là 0,68%. Điều này cho thấy NH đã chủ động trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD, từ đó giúp cho hoạt động tín dụng của NH ngày càng phát triển và ổn định. Nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH chủ yếu do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh cón yếu kém. Đồng thời, xuất phát từ nguyên nhân do tình hình nền kinh tế địa phương giai đoạn năm 2008 - 2010 bị suy giảm, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động bất thường,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn tại ngân hàng trở nên khó khăn, cộng với việc phải chi trả với lãi suất cao dẫn đến rủi ro phát sinh là điều tất yếu trong giai đoạn này.
Qua việc khảo lược một số đề tài trên, nhận thấy rằng vấn đề rủi ro tín dụng đã được các tác giả nghiên cứu rất sâu, kỹ lưỡng. Trên cơ sở lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu, cộng với kiến thức của bản thân vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang thì em nghĩ đề tài là một nghiên cứu thiết thực. Nghiên cứu của em sẽ tập trung vào nội dung chính là RRT hơn là quá đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng như các nghiên cứu trước đây.