Bảng 4.13: Hệ số khả năng bù đắp rủi ro Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 - Dự phòng cụ thể Tỷ đồng 23 36 56 - Dự phòng chung " 20 23 34 1. Tổng dự phòng RRT được trích lập " 43 60 91 2. Nợ có khả năng mất vốn " 10 15 17 3. Nợ xấu " 65 54 102
Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn (1/2) lần 4,27 3,97 5,33
Khả năng bù đắp RRTD (1/3) lần 0,66 1,10 0,89
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang.
4,27 3,97 5,33 0,66 1,10 0,89 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lần
Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn Khả năng bù đắp RRTD
Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho những khoản nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy hệ số về khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn trong năm 2010 là 4,27 lần; năm 2011 hệ số này có phần giảm nhẹ so với năm trước, còn khoảng 3,97 lần và con số này trong năm 2012 đã tăng lên đạt đến hơn 5,33 lần.
Cùng với sự tăng lên của nhóm nợ có khả năng mất vốn, mức dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập cũng được gia tăng theo qua các năm. Qua đó thể hiện phần nào sự chủ động của Ngân hàng trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng do VCB An Giang đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo kết quả phân loại nợ, đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro và phát triển an toàn.
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra, khi mà các khoản nợ có xu hướng tăng lên. Chỉ số này càng lớn cho thấy ngân hàng chủ động trong trường hợp khách hàng không hoàn trả nợ vay lãi và gốc đúng thời hạn. Đồng thời cho thấy tiềm lực kinh tế của ngân hàng càng mạnh và cơ cấu vốn của ngân hàng khá an toàn.
Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng giảm không đều trong ba năm. Cụ thể, từ trung bình 100 đồng nợ xấu được bù đắp 0,66 đồng dự phòng được trích lập trong năm 2010, tăng lên 1,10 đồng năm 2011 và giảm 0,89 đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đồng đều này là tốc độ tăng giảm không đồng đều của nợ xấu; khi nợ xấu, rủi ro mất vốn tăng thì khả năng bù đắp rủi ro của Ngân hàng giảm. Khi đó, Ngân hàng cần phải thay đổi chính sách, thủ tục, danh mục cho vay để có thể phòng ngừa rủi ro tín dụng (không chỉ trong hiện tại mà còn trong cả tương lai).
Đánh giá tổng quát thực trạng rủi ro tín dụng tại VCB An Giang
Bảng 4.14: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại VCB An Giang
2010 2011 2012
1) Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (L R) % 68,50 57,50 79,52
2a) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ " 5,97 7,27 5,83
2b) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ " 2,45 1,72 2,22
3a) Hệ số dự phòng RRT " 1,88 1,95 2,40
3b) Hệ số khả năng mất vốn " 0,44 0,49 0,45
4a) Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn Lần 4,27 3,97 5,33
4b) Khả năng bù đắp RRT " 0,66 1,10 0,89
Chỉ tiêu ĐVT Kết quả thực hiện
Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại VCB An Giang có thể thấy được một số chỉ tiêu có chiều hướng diễn biến tích cực, được cải thiện đáng kể. Cụ thể:
- Sự giảm đi đối với chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2011 – 2012 (-1,44%) cho thấy Ngân hàng đã tăng cường hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng bằng nhiều biện pháp tích cực như thường xuyên trao đổi thông tin cũng như kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của KH, tư vấn cho KH phương hướng giải quyết để tháo gỡ các vấn đề khó khăn mà KH gặp phải,... Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có phần tăng nhẹ (+0,5%) vào năm 2012 so với năm 2011, nhưng so với năm 2010 tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể (-0,73%). Nhìn chung qua ba năm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Đây cũng chính là sự nổ lực rất lớn của VCB An Giang trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.
- Sự tăng lên đối với các khoản dự phòng rủi ro đã ph n nào phản ánh được sự chủ động của Ngân hàng trong việc xử lý rủi ro tín dụng (ở các chỉ tiêu: hệ số dự phòng RRTD, hệ số khả năng bù đắp rủi ro). Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy VCB An Giang đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo kết quả phân loại nợ, đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro và phát triển an toàn.