TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH AN GIANG
Trong khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh An Giang, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích số liệu, nhận thấy được những hiệu quả đã làm được trong hoạt động tín dụng, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, tôi xin đưa ra một vài nhận xét như sau:
Tình hình thực hiện công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
- Công tác quản trị và định hướng tăng trưởng tín dụng được hoạch định một cách rõ ràng hơn thông qua việc tăng cường sử dụng các công cụ quản trị rủi ro như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý danh mục tín dụng theo ngành hàng trong quy trình cấp tín dụng nhằm bảo đảm chất lượng danh mục đầu tư. Chủ động sàng lọc và cơ cấu lại danh mục KH theo hướng thu hẹp các KH có hiệu suất sản xuất kinh doanh không cao, xếp hạng tín dụng thấp.
- VCB An Giang thực hiện nghiêm túc quy trình quản trị rủi ro tín dụng được Ngân hàng hội sở áp dụng, đó là một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung, được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Cụ thể là tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, th m định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
- VCB An Giang luôn hướng tới việc xây dựng quan hệ tín dụng lâu năm với một số khách hàng, nhằm nắm rõ tình hình tài chính và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những cá nhân hay doanh nghiệp này. Từ đó, Ngân hàng có thể dễ dàng đánh giá và theo sát diễn biến của những nguy cơ rủi ro thuộc về phía KH. Hơn nữa, Ngân hàng không phải tốn nhiều thời gian để tiến hành th m định tín dụng và đánh giá rủi ro lại từ đầu, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đối với những khách hàng trung thành, có uy tín và gắn bó lâu năm với Ngân hàng chủ yếu là đánh giá những rủi ro phát sinh từ phía khách quan như yếu tố thị trường, nền kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn nắm bắt, cập nhật tình hình KH thường xuyên nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Tập trung xử lý và thu hồi nợ xấu bằng nhiều biện pháp.
- Với tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế do chi phí tăng cao, hàng tồn kho lớn, doanh số hoạt động thấp, nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của VCB An Giang. Tuy nhiên, Ngân hàng đã chủ động trích lập và sử dụng DPRR theo quy định nên tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng duy trì ở mức 2,22% (năm 2012). Vì vậy, công tác thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng DPRR cần được tiếp tục chú trọng hơn nữa.
- Ngân hàng tập trung cho vay các ngành hàng chiến lược của địa phương, trong đó lương thực và thủy sản là 2 ngành chính (chiếm 70 - 80% tổng dư nợ của Chi nhánh). Đồng thời, hạn chế cho vay đầu tư BĐS, kinh doanh chứng khoán, tiêu dùng và phi sản xuất.
- Phần lớn CBKH tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang có thời gian làm việc lâu năm tại Ngân hàng, đặc biệt là bộ phận tín dụng. Với những CBKH có nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả trong công việc th m định lẫn đánh giá rủi ro. Bên cạnh đó, đây là bộ phận chủ lực để hướng dẫn và truyền đạt cho những CBKH trẻ còn thiếu kỹ năng thực tiễn.
Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý rủi ro tín dụng
- ù đã chọn lọc khách hàng trước khi cho vay nhưng do trong giai đoạn 2010 - 2012, tình hình kinh tế trong nước vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bên cạnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động sâu rộng đến khả năng sản xuất kinh doanh xuất kh u của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Tỉnh An Giang nói riêng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh từ đó dẫn đến việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tại chi nhánh trong thời gian qua rất lớn.
- Trong những năm gần đây, tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh An Giang không còn tồn tại bộ phận quản lý rủi ro, theo đó, công tác quản lý rủi ro được phân bổ thông qua quy trình làm việc của CBKH tại phòng Khách hàng và phòng Quản lý nợ. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thiếu đi sự kết hợp giữa các CBKH và CBQLRR, nên việc quản lý rủi ro trước khi và sau khi cho vay vốn thì chỉ có CBKH thực hiện. Điều này một mặt làm gia tăng áp lực công việc, mặt khác làm giảm hiệu quả từng công việc chuyên trách vì CBKH không thể cùng một lúc hoàn thành tốt hết tất cả nhiệm vụ.
- Mặc dù công tác th m định, đánh giá khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh An Giang được thực hiện thông qua quá trình chấm điểm tín dụng với từng bước cụ thể, nhưng việc đo lường rủi ro lại tiến hành
theo phương pháp định tính với đánh giá chủ quan của riêng bản thân mỗi CBKH nên rất khó cho việc kiểm tra giám sát. Theo đó, CBKH không có phương pháp đo lường rủi ro chu n mực mà hầu hết là căn cứ vào sự nhận định và phán xét theo kinh nghiệm.
- Việc xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu trong năm qua tại Ngân hàng thực hiện rất chậm và chưa đạt hiểu quả cao, do phần lớn được xử lý là bất động sản nhưng trong tình hình hiện nay thị trường bất động sản đóng băng, việc xử lý tài sản là rất khó khăn.
- Việc triển khai thực hiện thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của các TCT , chi nhánh ngân hàng nước ngoài bước đầu đã có tác dụng trong việc kiểm soát và phương thức thanh toán vốn vay của các KH vay vốn, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập trong thực hiện như: khi nhận vốn vay bằng tiền mặt KH phải liệt kê chi tiết bên thụ hưởng ngay tại thời điểm nhận nợ nhưng có thể khi KH thanh toán công nợ có khả năng sẽ không đúng bên thụ hưởng theo như bản kê trước đó, KH chuyển vốn vay lòng vòng để nhận tiền mặt lúc đó NH không thể kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của KH...