NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại VCB An Giang
Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang không có hoạt động của bộ phận quản lý rủi ro (QLRR), công tác QLRR được thực hiện dựa trên sự kết hợp hoạt động giữa bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý nợ của Chi nhánh cùng sự hỗ trợ của bộ phận QLRR cấp khu vực và Trung ương. o đó, việc QLRR được tiến hành theo 2 quy trình chủ yếu sau:
+ Những khoản vay dưới mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh (mức phán quyết này do Hội đồng quản trị VCB Trung ương quy định trên quy mô hoạt động và xếp loại chi nhánh – xem phụ lục 2) thì thực hiện theo trình tự: Cán bộ khách hàng (CBKH) th m định hồ sơ vay vốn chuyển lên lạnh đạo phòng xem xét rồi sau đó trình lên Ban Giám đốc phê duyệt cho vay.
+ Những khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh (xem phụ lục 2) thì theo trình tự: CBKH lập tờ trình giới hạn tín dụng (GHTD) chuyển lên Lãnh đạo phòng xem xét để họp Hội đồng tín dụng cấp cơ sở rồi sau đó chuyển lên bộ phận QLRR th m định lại. Nếu được chấp thuận thì bộ phận QLRR sẽ thông báo bằng văn bản cho chi nhánh về GHTD của khách hàng. Dựa vào phê duyệt tín dụng đó (kèm theo rất nhiều yêu cầu, khuyến nghị đối với khách hàng vay vốn như đảm bảo nguồn tiền bán hàng tương đương với doanh số cho vay, mua bảo hiểm nhà xưởng, cam kết bổ sung tài sản đảm bảo,...), CBKH lập tờ trình cấp tín dụng cho từng loại hình cho vay, tài trợ thương mại... trình lên Lãnh đạo phỏng xem xét và trình lên Ban Giám đốc phê duyệt cho vay.
4.1.2. Một số công cụ hỗ trợ Ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tín dụng
Hệ thống chấm điểm tín dụng
Hệ thống chấm điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xác định Hệ thống tính điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại khách hàng (KH) khác nhau. Theo đó, VCB sử dụng 2 phương pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 2 loại khách hàng chính là doanh nghiệp và cá nhân.
* Xếp hạng đối với doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xếp các doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng quan điểm đánh giá khác nhau trong hoạt động tín dụng đối với các loại hạng doanh nghiệp (xem phụ lục 3).
* Xếp hạng đối với KH cá nhân
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xếp hạng các KH cá nhân thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với ký hiệu từ AAA đến D (xem phụ lục 4).
Sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng sẽ cho kết quả xếp hạng tín dụng và nó được sử dụng cho các mục đích:
+ Xác định Giới hạn tín dụng;
+ Quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo.
+ Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay. + Quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.
Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
Theo C m nang tín dụng Vietcombank thì giới hạn tín dụng (GHTD) của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà VCB có thể chấp nhận giao dịch đối với KH đó trong một thời kỳ (1 năm). Tuy nhiên, tùy diễn biến thị trường và biến động của doanh nghiệp, GHTD có thể được điều chỉnh trước thời kỳ 1 năm. Việc áp dụng GHTD nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương theo chu n mực quốc tế.
Về mặt quản lý, GHTD có một số ý nghĩa sau:
+ Quản lý rủi ro tổng thể (rủi ro tổng thể được hiểu là doanh
nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ) đối với 1 khách hàng: Trước đây,
mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro KH riêng để cung cấp loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công, do đó thông tin về một KH bị phân tán. Vể thực chất, mọi loại nghiệp vụ tín dụng đều có thể đem lại
rủi ro mất vốn đối với Ngân hàng. Vì thế, cần phải có biện pháp quản lý tổng hợp các khía cạnh rủi ro của một KH. GHTD là chỉ tiêu dùng để quản lý vấn đề này.
+ Tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng:
Mô hình tổ chức của Vietcombank đã trao quyền tự quyết khá lớn cho những người có quyền quyết định cấp các khoản tín dụng trực tiếp và cụ thể (Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc chi nhánh). Sự phân quyền này tạo sự chủ động, linh hoạt cho bộ phận tín dụng, nhưng cũng chứa đựng rủi ro nhất định do các quyết định của các nhân sẽ khó đảm bảo tính toàn diện, khách quan. o đó, VCB sẽ xác định trước phạm vi giao dịch tối đa về tín dụng cho từng KH (chính là GHTD). Mức giới hạn này sẽ thông qua ý kiến tập thể (Hội đồng tín dụng). Như vậy, việc lồng ghép mức phán quyết các nhân vào GHTD sẽ bảo đảm tính an toàn, khách quan của các quyết định cá nhân; cá nhân được chủ động quyết định trong phạm vi đã được tập thể xác định.
+ Mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của KH: Trong GHTD, chi
nhánh được chủ động xác định trước mức có thể giao dịch với KH của mình. Sau khi xác định, những GHT vượt th m quyền, chi nhánh trình Trung ương duyệt. o đó, chi nhánh hoàn toàn chủ động tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của KH, kể cả việc chủ động từ chối các KH không bảo đảm chất lượng.
Mục tiêu trong xác định GHT là đánh giá mức độ rủi ro của KH (rủi ro tổng thể) trên cơ sở phân tích toàn diện các khía cạnh kinh doanh, tài chính. Mức độ rủi ro được hiểu là khả năng KH xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng. Khi xác định GHTD, mức độ rủi ro được đánh giá trong thời gian 1 năm tiếp theo. Giá trị GHTD áp dụng cho KH sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro: khả năng xảy ra rủi ro thấp thí áp dụng GHTD lớn; ngược lại khả năng xảy ra rủi ro cao thí áp dụng GHTD thấp, thậm chí bằng 0.
4.1.3.Khái quát tình hình hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank An Giang trong giai đoạn 2010 - 2012