Cơ cấu dư nợ cấp tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 59 - 65)

Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ cấp tín dụng tại VCB An Giang giai đoạn 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Giá trị % Giá trị % So với

2010 (%) Giá trị % So với 2011 (%)

TỔNG DƯ NỢ 2.699 100 3.135 100 16 4.596 100 47

Cho vay ngắn hạn 2.124 79 2.783 89 31 4.038 88 45

Cho vay trung - dài hạn 575 21 352 11 (39) 558 12 59

Phân loại theo lĩnh vực

Cho vay nông nghiệp 298 11 445 14 49 904 20 103

Cho vay công nghiệp chế biến 1.735 64 1.935 62 12 2.307 50 19

Cho vay thương nghiệp 460 17 598 19 30 1.173 26 96

Cho vay khác 206 8 157 5 (24) 212 5 35

oanh nghiệp Nhà nước 544 20 91 3 (83) - - (100)

Công ty cổ phần, TNHH 1.503 56 2.453 78 63 4.038 88 65

Khác 652 24 591 19 (9) 558 12 (6)

Phân loại theo thành phần kinh tế Phân loại theo thời hạn tín dụng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Phân loại theo lĩnh vực kinh tế

Dư nợ tín dụng theo thời hạn

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong cơ cấu tín dụng của VCB An Giang. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm, cụ thể tín dụng ngắn hạn năm 2011 đạt 2.783 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 45% so với năm trước, đạt mức 4.038 tỷ đồng. Nguyên nhân dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng hàng năm là do: trong giai đoạn nền kinh tế vĩ mô của nước ta vẫn còn một số biểu hiện chưa ổn định nên việc huy động vốn trung – dài hạn còn gặp nhiều khó khăn, từ đó VCB An Giang luôn thận trọng trong việc cho vay trung – dài hạn nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Đồng thời, trước tình hình lạm phát cao (giai đoạn 2010 – 2011), cho vay ngắn hạn là hợp lý nhằm tạo điều kiện quay đồng vốn nhanh hơn và lãi suất ngắn hạn được cập nhật, điều chỉnh kịp thời với mức tăng của giá cả sinh hoạt.

Đối với tình hình dư nợ tín dụng trung - dài hạn có sự sụt giảm ở năm 2011 so với năm 2010 (-39%) nguyên nhân là do các khoản vay trung - dài hạn của các doanh nghiệp đã đến chu kỳ hoàn tất nợ. Và đến năm 2012, các doanh nghiệp trong Tỉnh có nhu cầu vay vốn cao cho sản xuất kinh doanh để duy trì sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên chỉ tiêu dư nợ trung – dài hạn đã tăng trưởng trở lại (+59%) đạt 558 tỷ đồng.

Nhìn chung, qua ba năm, dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn cũng là một điểm yếu của Chi nhánh vì tính ổn định của dư nợ không cao, gây khó khăn cho công tác điều hành và quản lý chung.

Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế 298 904 1.735 1.935 2.307 460 598 1.173 206 157 212 445 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000 2010 2011 2012 Năm Tỷ đồng

Cho vay nông nghiệp Cho vay công nghiệp chế biến

Cho vay thương nghiệp Cho vay khác

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế

Nông nghiệp (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và công nghiệp chế biến (lương thực, thủy sản) là hai lĩnh vực kinh tế chủ lực và đặc thù riêng của tỉnh An Giang, do đó, tỷ trọng cấp tín dụng ở hai ngành này tại VCB An Giang chiếm khá cao, cụ thể tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp lần lượt qua ba năm là 11%, 14%, 20%; đối với ngành công nghiệp chế biến thì tỷ trọng cho vay chiếm trung bình qua ba năm trên 50%. Đồng thời, sự tăng trưởng cho vay ngành công nghiệp chế biến là khoản tăng chủ yếu làm gia tăng tổng dư nợ của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012, cụ thể năm 2011 dư nợ tín dụng đạt 1.935 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng (+12%) so với năm 2010; sang năm 2012 tiếp tục tăng 372 tỷ đồng (+19%) với mức dư nợ đạt 2.307 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực cho vay thương nghiệp, Ngân hàng phần lớn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang chủ yếu để phân phối lại hàng hóa, sản ph m từ những công ty sản xuất trong nước cũng như các nhà nhập kh u với nhiều ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cho vay đối với một số doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khu dân cư thương mại. ư nợ đối với lĩnh vực thương nghiệp có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Tính đến 31/12/2012, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực này đạt 1.173 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2011.

Qua biểu đồ 4.1 cho thấy tỷ trọng cho vay dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế trong ba năm qua có sự chênh lệch rõ rệt, Ngân hàng không phân tán đều nguồn vốn vay mà tập trung vốn cho vay chủ yếu vào hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Do đó, VCB An Giang chưa phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, nếu các rủi ro tiềm n như thiên tai, dịch bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hai lĩnh vực kinh tế này, từ đó sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Bảng 4.3: Cơ cấu dư nợ cấp tín dụng phân loại theo ngành kinh tế VCB An Giang giai đoạn 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Giá trị % Giá trị % So với

2010 (%) Giá trị % So với 2011 (%)

TỔNG DƯ NỢ 2.699 100 3.135 100 16 4.596 100 47

Phân loại theo lĩnh vực

Dư nợ ngắn hạn 2.124 79 2.783 89 31 4.038 88 45

Cho vay nông nghiệp 158 7 440 16 178 714 18 62 Cho vay công nghiệp chế biến 1.647 78 1.864 67 13 2.228 55 20 Cho vay thương nghiệp 246 12 416 15 69 982 24 136

Cho vay khác 73 3 63 2 (14) 114 3 81

Dư nợ trung - dài hạn 575 21 352 11 (39) 558 12 59

Cho vay nông nghiệp 140 24 5 1 (96) 190 34 3.700 Cho vay công nghiệp chế biến 88 15 71 20 (19) 79 14 11 Cho vay thương nghiệp 214 37 182 52 (15) 191 34 5

Cho vay khác 133 23 94 27 (29) 98 18 4

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

PHÂN LOẠI THEO NGÀNH KINH TẾ

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang.

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy VCB An Giang đầu tư cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình qua ba năm chiếm trên 60% vì do đặc thù kinh tế của tỉnh An Giang chủ yếu dựa vào lương thực và thủy sản, đồng thời sản lượng và giá trị hàng hóa đối với 2 lĩnh vực này khá cao. Sản ph m của lương thực và thủy sản chủ yếu dùng để xuất kh u nên phụ thuộc vào sản lượng của nhà nhập kh u, những hợp đồng xuất kh u lương thực và thủy sản được ký với đối tác nước ngoài từng năm một nên sản lượng xuất kh u trong dài hạn có tính ổn định không cao, bên cạnh đó thì lĩnh vực này vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời thiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới diễn biến xấu. o đó, VCB An Giang cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến cũng nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng.

Đối với cho vay trung – dài hạn thì lĩnh vực thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 30%) trong tổng các khoản cho vay trung – dài hạn. Nguyên nhân là do từ năm 2010 Chi nhánh cho vay đối với một số doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khu dân cư thương mại; đến năm 2012 nhận thấy tình hình khó khăn của thị trường bất động sản, đồng thời do chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ nên VCB An Giang đã dần hạn chế cho vay đối với ngành thương mại nhằm giảm thiểu rủi ro và dịch chuyển dư nợ cho vay sang lĩnh vực nông nghiệp.

Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

544 91 0 1.503 2.453 4.038 652 591 558 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ đồng

Doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần, TNHH Khác

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Qua biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ trọng cho vay công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn (TNHH) luôn chiếm phần lớn cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế (khoảng trên 50% - 70%); tỷ trọng thấp nhất là khoản mục cho vay doanh nghiệp Nhà nước; phần còn lại là cho vay các thành phần kinh tế khác (bao gồm doanh nghiệp tư nhân và thể nhân).

ư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua các năm là do các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chuyển dần sang loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần và đến năm 2012, các doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển đổi loại hình công ty (theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần của Chính phủ ngày 18/07/2011) nên tại VCB An Giang không có dư nợ cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước.

Bảng 4.4: Cơ cấu dư nợ cấp tín dụng phân loại theo thành phần kinh tế tại VCB An Giang giai đoạn 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Giá trị % Giá trị % So với

2010 (%) Giá trị % So với

2011 (%)

TỔNG DƯ NỢ 2.699 100 3.135 100 16 4.596 100 47

Phân loại theo lĩnh vực

Dư nợ ngắn hạn 2.124 79 2.783 89 31 4.038 88 45

oanh nghiệp Nhà nước 517 24 66 2 (87) - - (100)

Công ty cổ phần, TNHH 1.257 59 2.241 81 78 3.819 95 70

Khác 350 16 476 17 36 219 5 (54)

Dư nợ trung - dài hạn 575 21 352 11 (39) 558 12 59

oanh nghiệp Nhà nước 27 5 25 7 (7) - - (100)

Công ty cổ phần, TNHH 246 43 212 60 (14) 252 45 19

Khác 302 53 115 33 (62) 306 55 166

PHÂN LOẠI THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang.

Hiện nay loại hình công ty cổ phần, TNHH,... chiếm đa số và có vai trò rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, do đó tỷ trọng cho vay đối với công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn luôn chiếm phần lớn cơ cấu tín dụng trong dư nợ ngắn hạn (khoảng trên 50 – 90%) tại VCB An Giang. Và đối với dư nợ trung - dài hạn thì thành phần kinh tế này cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao (khoảng 40 – 60%).

ư nợ trung – dài hạn đối với các thành phần kinh tế khác (bao gồm doanh nghiệp tư nhân và thể nhân) qua ba năm có sự biến động. Vào năm 2010 VCB An Giang chủ yếu là cho vay tiêu dùng và dư nợ đối với thành phần này đạt 302 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53%; sang năm 2011, dư nợ sụt giảm so với năm trước (-62%), chỉ chiếm 33% trong tổng dư nợ cho vay trung – dài hạn. Đến năm 2012, dư nợ đối với thành phần kinh tế này đã tăng trở lại (+166%), chiếm tỷ trọng 55%, nguyên nhân là do Chi nhánh tăng cho vay đối với các hộ nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để đầu tư, cải tiến trang thiết bị (mua máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy và máy cày) – đã được phân tích ở phần trên (mục 4.1.3.1, trang 43).

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)