Môi trường kinh tế không ổn định
Kể từ khi nước ta mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, bên cạnh những mặt tích cực, tình hình kinh tế trong nước luôn diễn biến phức tạp và phải chịu không ít tác động bất lợi. Trong hoàn cảnh này, các doanh nghiệp thường
xuyên phải đối mặt với khó khăn, thử thách, vượt qua quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường để giữ vững tình hình sản xuất kinh doanh. Theo
đó, có thể kể đến một số ảnh hưởng đối với hoạt động kinh tế của tỉnh An Giang trong giai đoạn này:
Thứ nhất, giá cả tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh. Nó tác động đến tất cả các thành viên trong xã hội mà người chịu thiệt thòi nhất là nông dân khi hàng hóa sản xuất ra bán ở giá thấp còn mua nguyên liệu, các vật tư nông nghiệp lại ở giá cao. Cụ thể: về nuôi trồng thủy sản, giá cá tra luôn biến động, nguyên nhân do chịu ảnh hưởng về sản lượng và giá cả xuất kh u, từ đó nhu cầu cá nguyên liệu không ổn định, đồng thời sản lượng cá nguyên liệu được cung cấp thấp (thời gian qua ngư dân thua lỗ trong việc nuôi cá nên họ không còn khả năng tái đầu tư và treo ao), chi phí chăn nuôi lại cao khiến giá thành sản ph m sản xuất tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí tài chính cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến xuất kh u cá tra của Tỉnh cao, lượng hàng tồn kho lớn, chi phí lưu thông hàng hóa mặt hàng thủy sản này khá cao, đã đ y giá thành sản xuất cá tra có khả năng sẽ cao hơn giá mà nhà nhập kh u mua. Lúc này rủi ro cho doanh nghiệp là rất lớn.
Thứ hai, nền kinh tế của Tỉnh vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp (bao gồm 2 ngành chính là lương thực và nuôi trồng thủy sản); công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực ph m và nguyên liệu);… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu (trường hợp về mặt hàng thủy sản đã được đề cập ở trên)
Thứ ba, trong giai đoạn 2010 - 2012, tình hình kinh tế trong nước vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bên cạnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động sâu rộng đến khả năng sản xuất kinh doanh xuất kh u của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Tỉnh An Giang nói riêng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Cụ thể mặt hàng lúa gạo gặp nhiều rủi ro như: giá xuất kh u lúa gạo Việt Nam có xu hướng cao hơn giá gạo của các nước cạnh tranh trong khu vực (Thái Lan, Ấn Độ) do chi phí sản xuất nông nghiệp của nước ta cao hơn các nước khác; những hợp đồng xuất kh u lương thực được ký với các đối tác nước ngoài từng năm một, do đó trong dài hạn sản lượng xuất kh u có tính ổn định không cao; bên cạnh đó mặt hàng lúa gạo của nước ta sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hạt gạo, trong khi các nhà nhập kh u gạo lại rất chú trọng đến dư lượng thuốc trên hạt gạo. Từ những khó khăn trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động xuất kh u của doanh nghiệp.
Tác hại của thiên tai, dịch bệnh, biến động từ môi trường tự nhiên
Đối với An Giang, điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố rủi ro có tác động mạnh mẽ đến đời sống và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể: vào cuối năm 2010, dịch heo tai xanh xuất hiện là ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi và tâm lý tiêu dùng của người dân, sức tiêu thụ giảm mạnh làm cho người chăn nuôi thua lỗ. Dịch bệnh trên lúa như: đạo ôn lá, rầy nâu, ốc bươu vàng,... gây thiệt hại khá lớn đến sản lượng thu hoạch. Ngoài ra, trong những tháng cuối năm 2011, thời tiết bất lợi do lượng mưa khá lớn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của dân cư. Bên cạnh đó, do An Giang là một trong số những tỉnh đầu nguồn biên giới khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên hàng năm phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ những cơn lũ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về, gây thiệt hại rất lớn về nhà cửa, tính mạng, đời sống của người dân.