Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 48 - 49)

Vấn đề quan trọng của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của VCB An Giang giai đoạn 2010 - 2012 (ĐVT: Tỷ đồng)

Số dư % Số dư % So với

2010 (%) Số dư % So với 2011 (%)

TỔNG

VỐN HUY ĐỘNG 985 100 1.363 100 38,4 1.445 100 6,0

Tiền gửi không kỳ hạn 187 19 227 17 21,4 354 24 55,9 Tiền gửi có kỳ hạn 798 81 1.136 83 42,4 1.091 76 (4,0)

Trong đó:

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh An Giang.

Qua bảng số liệu 3.2 có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng qua từng năm, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn huy động lại giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2012 so với giai đoạn 2010 - 2011, cụ thể, năm 2010, vốn huy động đạt 985 tỷ đồng; năm 2011 đạt 1.363 tỷ đồng, tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước là 38,4%; đến năm 2012 vốn huy động đạt 1.445 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng so với năm 2011 tương đối thấp là 6% và đạt 90,3% kế hoạch.

Trong thời gian qua VCB An Giang đã thường xuyên quảng bá công tác huy động, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng đã tạo được uy tín đối với khách hàng, từ đó lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong năm 2012, chính sách trần lãi suất huy động cũng được điều chỉnh giảm nhiều lần, việc lãi suất huy động của Ngân hàng giảm hơn nhiều so với 2011 sẽ ảnh hưởng tới việc huy động vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, do đặc thù đại bàn hoạt động, lượng vốn nhàn rỗi không nhiều, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa phần là doanh nghiệp SME và doanh nghiệp mới thành lập nên lượng vốn cần rất lớn để phát triển quy mô doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân lý giải cho tốc độ tăng trưởng vốn huy động lại giảm trong giai đoạn 2012 - 2011 so với giai đoạn 2011 – 2010 và chỉ đạt 90,3% kế hoạch do Trung ương giao.

Nếu đánh giá vốn huy động theo nguồn hình thành, ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm chủ yếu (xấp xỉ hơn 80%), cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối là do khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn tiền vốn hoặc khi họ có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm sinh lời, hưởng lãi suất cao và nhận được nhiều tiện ích do ngân hàng cung cấp.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)