Đặc điểm của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 40 - 42)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

1.3.3.1. Đặc điểm của quản trị rủi ro tín dụng

thiết. RRTD có các đặc điểm sau:

- Rủi ro mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. RRTD xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn.

- Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa

dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của RRTD. Do đó, khi

phòng ngừa và xử lý RRTD phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ

nguyên nhân bản chất và hậu quả do RRTD đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

- RRTD có tính tất yếu luôn tồn tại gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho Ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Kinh doanh Ngân hàng là kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.

1.3.3.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

44T

Xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với

điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết đểđảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt

động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.

17T

Mô hình quản trị RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ

chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng17T47T

Mô hình quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụđo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủđộng phòng ngừa,

đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

47T

Hiện nay, có hai mô hình QTRR TD được áp dụng phổ biến là:

47T

Mô hình tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng

nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy

được tối đa kỹnăng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

47T

Mô hình này đảm bảo quản trị rủi ro một cách có hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng; Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý; Gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh; Nâng cao năng

lực đo lường, giám sát rủi ro; Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống; Mô hình này thích hợp với ngân hàng có quy mô lớn.

44T

Mô hình phân tán: 44T47TMô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

47T

Mô hình này gọn nhẹ, với cơ cấu tổ chức đơn giản, phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là thiếu sự chuyên sâu, việc quản lý hoạt động tín dụng theo phương thức từ xa dựa theo số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 40 - 42)