- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-
2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Công Thương
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay
Bảng 2.5:Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay
ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ ngắn hạn 6.115 6.779 7.881 8.173 7.879 Tỷ trọng(%) 65,57 64,83 70,47 75.25 73,84 Dư nợ TDH 3.657 3.676 3.301 2.687 2.790 Tỷ trọng(%) 44,43 35,17 29,53 24,75 26,16 Tổng dư nợ 9.772 10.455 11.182 10.860 10.669
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP SGCT)
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2009 2010 2011 2012 2013 Lợi nhuận
17T
Biểu đồ2.6: Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay
Trong giai đoạn này, nền kinh tế của nước ta đã bị ảnh hưởng rất nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tài chính-tiền tệ trong nước có nhiều bất ổn như: Lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động liên tục, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ chao đảo. Với những biến động khó lường đó đã làm cho người gửi tiền có những e ngại, họ luôn có tâm lý gửi tiền với kỳ hạn ngắn để nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời họ cũng kỳ vọng vào sự biến đổi theo chiều tăng của lãi suất tiền gửi khi có tác động của lạm phát, và đây cũng là nguyên dẫn đến nguồn vốn huy động của NH TMCP SGCT trong giai đoạnnày chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.
Trước những diễn biến đó và cũng như để đảm bảo phù hợp được giữa cơ cấu vốn huy động – cơ cấu vốn để cho vay, Ngân hàng đã tập trung tìm kiếm phát triển các khách hàng có nhu vay vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa-dịch vụ. Vì vậy tỷ lệ cho vay ngắn hạn của ngân hàng có xu hướng tăng trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2012, năm 2009 chiếm 62,57% trên tổng dư nợ thì đến năm 2012 tỷ lệ này là 75,25%, với việc duy trì một tỷ lệ dư nợ ngắn hạn như thế này đã giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro lãi suất khi có sự biến động lớn của thị trường, tăng vòng quay vốn, đảm bảo được thanh khoản theo quy định, giảm chi phí hoạt động và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn quá cao thì làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ.
Bước sang năm 2013, tình hình kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu khởi sắc, các chỉ tiêu cơ bản như: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, thị trường tiền tệ dần đi vào ổn
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ Dư Nợ NH Dư Nợ TDH
định nên ngân hàng bắt đầu có sự dịch chuyển cơ cấu dư nợ cho vay, đó là giảm dần tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và tăng dần tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn để vừa đảm bảo phù hợp cơ cấu vốn huy động-cho vay, ổn định dư nợ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và điều này được thể hiện: Đến năm 2013 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 73,84% trên tổng dư nợ, tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn là 26,16%.
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ
Bảng 2.6:Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ
ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ VNĐ 9.136 9.806 10.598 10.359 10.178 Tỷ trọng(%) 93,49 93,79 94,77 97,04 95,39 Dư nợ ngoại tệ 636 649 584 501 491 Tỷ trọng(%) 6,51 6,21 5,23 2,96 4,61 Tổng dư nợ 9.772 10.455 11.182 10.860 10.669
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP SGCT)
Biểu đồ 2.7:Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
NH TMCP SGCT là ngân hàng có quy mô hoạt động ở mức trung bình so với các ngân hàng khác trong hệ thống NHTM.Với nguồn lực và định hướng hoạt động, NH TMCP SGCT luôn chú trọng đến việc khai thác một số mặt dịch vụ
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng DN VNĐ N.Tệ
trong nước mà ngân hàng đã có thế mạnh truyền thống để nhằm mang lại hiệu quả hoạt động ổn định.
Trong cơ cấu dự nợ cho vay, Ngân hàng tập trung cho vay bằng VNĐ và chỉ giải quyết cho vay bằng ngoại tệ đối với những khách hàng truyền thống vừa có quan hệ tín dụng VNĐ vừa có nhu cầu vay ngoại tệ để nhập hàng hóa, thiết bị khi thật sự cần thiết. Vì lý do đó nên số dư cho vay ngoại tệ của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần theo thời gian, tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ năm 2009 chiếm tỷ trọng 6,5% trên tổng dư nợ, trong khi đó năm 2013 tỷ trọng này là 4,6%.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ tại ngân hàng thấp và có xu hướng giảm là:
- Theo quy định của NHNN tại công văn số 29/2008/QĐ-NHNN ngày
10/04/2008, NHNN chỉ cho phép vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị, còn đối với nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước thì phải vay bằng VNĐ. Như vậy sau khi quyết định này có hiệu lực thì đã hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu có thu ngoại tệ tiếp cận nguồn vốn vay ngoại tệ có lãi suất thấp.
- Trong những năm 2009-2012, tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường có những biến động khó lường nên các doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ để phục vụ nhập hàng hóa, thiết bị ngại vay USD mà chỉ vay bằng VNĐ và sau đó chuyển
sang ngoại tệ để thanh toán, điều này đã giúp cho doanh nghiệp vay vốn hạn chế bị tác động do tỷ giá thay đổi.
- Trong giai đoạn này, NHNN đã dùng các biện pháp để kéo tỷ giá USD/VNĐ xuống nhằm đảm bảo thị trường tiền tệ, chống tình trạng đôla hóa trong nước, tiến tới ổn định vĩ mô.
- Trong cơ cấu nguồn vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng thì USD chiếm tỷ trọng lớn nên trong cơ cấu cho vay thì ngân hàng chỉ tập trung cho vay bằng USD, hầu như các ngoại tệ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
- Trong giai đoạn này, đã diễn ra tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường, nhiều doanh nghiệp có VNĐ nhưng không mua được USD để nhập hàng hóa, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất kinh doanh nên khi thẩm định cho vay thì ngân hàng cũng hạn chế giải quyết cho vay bằng USD.
- Hiện nay, trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng, tỷ lệ các doanh nghiệp có nguồn doanh thu xuất khẩu bằng USD khá thấp. Điều này dẫn đến nguồn mua ngoại tệ của Ngân hàng cũng bị hạn chế.
Bên cạnh đó, việc cho vay bằng ngoại tệ sẽ giúp ngân hàng có nguồn thu từ các dịch vụ khác như: Chuyển tiền thanh toán quốc tế, thu từ việc mở L/C thanh toán, dịch vụ thu hộ, chi hộ, thu từ chênh lệch mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, việc cho vay bằng ngoại tệ cũng có những rủi ro nhất định khi thị trường tỷ giá hối đoái trong nước, quốc tế có những biến động.
Để phù hợp với xu hướng hội nhập trong tương lai, cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới, Ngân hàng định hướng tăng dự nợ cho vay bằng ngoại tệ, chiếm tỷ trọng khoảng từ 7-9% trên tổng dư nợ, qua đó để có thể tăng thêm nguồn thu khác từ kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
2.3.1.3. Cơ cấu dư nợ theo loại hình kinh tế
Bảng 2.7:Cơ cấu dư nợ theo loại hình kinh tế
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 DNNN 1.750 1.528 1.555 1.449 1.079 Tỷ trọng(%) 17,92 14,62 13,91 13,82 10,13 ĐTNN 1.280 1.484 1.543 1.314 1.215 Tỷ trọng(%) 13,09 14,19 13,80 12,09 11,38 KTTN 6.742 7.443 8.084 8.047 8.375 Tỷ trọng(%) 68,99 71,19 72,29 74,09 78,49 Tổng dư nợ 9.772 10.455 11.182 10.860 10.669
Biểu đồ 2.8:Cơ cấu dư nợ theo loại hình kinh tế
Là một ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống NH TMCP, tuy nhiên với phương châm hướng đến là những khách hàng vay vốn có quy mô nhỏ, phát triển bền vững.Vì vậy trong thời gian vừa qua, cũng như định hướng trong tương lai là
Ngân hàng sẽ tăng cường, mở rộng cho vay vốn đối với khu vực kinh tế tư nhân. Trong cơ cấu dư nợ tại NH TMCP SGCT thì dư nợ đối với kinh tế tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần theo thời gian, tỷ lệ dư nợ của kinh tế tư nhân trong năm 2009 là 68,99% trên tổng dư nợ, trong khi đó năm 2013 tỷ lệ này là 74,49%.
Việc tập trung vào đối tượng là những doanh nghiệp, cá nhân với quy mô nhỏ, vừa phải sẽ giúp cho ngân hàng phát triển ổn định, chủ động được nguồn vốn trong hoạt động cho vay, phân tán được rủi ro, khuếch trương được thương hiệu. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ đối với khu vực kinh tế tư nhân chiếm một tỷ trọng quá lớn cũng sẽ dẫn đến tình trạng khó đạt được mức tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu đặt ra, và đôi khi cũng có phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và NH TMCP SGCT cũng không nằm ngoại lệ, chính vì lẽ đó những năm đầu thậpkỷ 90, NH TMCP SGCT đã mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc đặt quan hệ tín dụng đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đã giúp cho Ngân
hàng đáp ứng được mức dư nợ cần thiết, bên cạnh đó còn tạo điều kiện để Ngân hàng thu hút thêm một số dịch vụ khác như: Chuyển tiền thanh toán quốc tế, mua-
bán ngoại tệ, thanh toán L/C…Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào doanh nghiệp nước ngoại thì sẽ rất rủi ro, bởi vì:
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1750 1528 1555 1449 1079 1280 1484 1543 1314 1215 6742 7443 8084 8047 8375 KTTN ĐTNN DNNN
+ Doanh nghiệp nước ngoài thường có nhu cầu vay ngoại tệ, trong khi đó nguồn cung ngoại tệ của ngân hàng còn hạn chế nên sẽ dẫn đến rủi ro khi có biến động tỷ giá, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Doanh nghiệp nước ngoại thường có quy mô lớn, trong khi định hướng của ngân hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính vì lẽ đó nên ngân hàng luôn duy trì tỷ lệ dư nợ đối với đối tượng này ở mức vừa phải, trong năm 2009 tỷ lệ dự nợ của doanh nghiệp nước ngoài là 13,09%, và tỷ lệ này giảm xuống còn 11,38% trong năm 2013.