Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 83 - 85)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-

2.5.2. Quy trình tín dụng

Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện, đến ngày 27 tháng 6 năm 2007, HĐQT NH TMCP SGCT đã ban hành quyết định số:130/2007/QĐ-HĐQT để ban

hành quy trình tín dụng, nhằm chỉ đạo, kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống NH TMCP SGCT. Theo đó quy trình bao gồm các nội dung cơ bản sau:

2.5.2.1. Tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay

Tài sản thế chấp không phải là yếu tố quyết định đến việc cấp tín dụng, nhưng đây là yếu tố quan trọng nhằm để hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra, do đó việc nhận tài sản thế chấp phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Các tài sản nào là được nhận, không được nhận làm tài sản đảm bảo; + Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo phải rõ ràng, đúng theo quy định hiện hành;

+ Xác định trị giá tài sản đảm bảo phải phù hợp;

+ Xử lý tài sản đảm bảo khi có tranh chấp, khi bán để thu hồi nợ;

2.5.2.2. Quy định về tiến hành lập hồ sơ tín dụng, giải ngân: + Cán bộ tín dụng lập tờ trình;

+ Cán bộ tín dụng trình hồ sơ lên trưởng phòng và trưởng phòng có ý kiến; + Hồ sơ vay vốn tiếp tục được trình lên Giám đốc(Tổng giám đốc) để xin ý kiến, quyết định có cho vay hay không;

+ Nếu cho vay thì tiếp tục lập Hợp đồng thế chấp, nhận tài sản thế chấp; + Ký kết Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và giải ngân cho khách hàng;

2.5.2.3. Kiểm tra sử dụng vốn vay:

Việc kiểm tra vốn vay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng, do đó cứ sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân khoản vay, chậm nhất là

30 ngày thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và tiến hành lập biên bản, biên bản này phải được ký xác nhận của khách hàng. Trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì cán bộ lập tờ trình để đề nghị cấp trên cho thu hồi nợ trước hạn đối với khoản vay này.

Và việc tiến hành kiểm tra tài sản đảm bảo phải được tiến hành thường xuyên nhằm để xác định giá trị, những thay đổi của tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)