Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 74)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-

2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

2.4.2.1. Do năng lực tài chính yếu kém, thiếu minh bạch

Một đặc điểm chung vốn có của các doanh nghiệp Việt Nam đó là: Quy mô tài sản, quy mô vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có quá cao dẫn đến khả năng chịu đựng của doanh nghiệp rất yếu khi có biến động xảy ra.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe đối với các doanh nghiệp không tuân thủ chế độ báo cáotài chính, điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chỉ ghi chép, phản ánh các con số một cách đơn sơ, không phản ảnh được thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Do vậy, sổ sách kế toán mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang

tính chất hình thức hơn là thực chất. Điều này đã dẫn đến tình trạng khi cán bộ ngân hàng lập các phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính xác thực và thực tế, và đây cùng là nguyên nhân khiến

các NHTM Việt Nam khi cấp tín dụng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống, hạn chế rủiro tín dụng.

2.4.2.2. Do năng lực quản lý hoạt động kinh doanh yếu kém

Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp khi vay tiền ngân hàng thường để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản, vật chất chứ ít có doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tư vào phát triển nguồnnhân lực, đổi mới cung cách quản lý, đổi mới bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính theo đúng chuẩn mực.

Một đặc điểm khác nữa, hầu hết các doanh nghiệp đều có xuất phát điểm thấp, nhiều ông chủ doanh nghiệp có tư tưởng làm nhiều việc để tiết giảm chi phí, công tác quản trị thiếu sự chuyên môn hóa cho nên khi quy mô mở rộng vượt quá tầm kiểm soát, vượt quátư duy quản lý theo lối mòn dẫn đến sự phá sản của hàng loạt các phương án kinh doanh đầy khả thi, từ đó làm cho các doanh nghiệp phá sản hoàn toàn thay vì sẽ thành công nếu có cung cách quản lý tốt, theo kịp sự phát triển chung của xã hội.

2.4.2.3. Do sửdụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ

Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, mang tính khả thi cao. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch ban đầu đã được ngân hàng thẩm định thì đòi hỏi các khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích để đảm bảo vòng quay vốn, dòng tiền đúng kế hoạch để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, số lượng các khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích như: Dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, đầu tư dự án dài hạn khi chưa sắp xếp đủ nguồn vốn dẫn đến tình trạng dở dang nên không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng, làm phát sinh nợ quá hạn…và một khi mất khả năng trả nợ thì các khách hàng vay vốn thường cố tình trốn tránh, không hợp tác với ngân hàng để trả nợ.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)