- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
3.1.4. Quản lý và giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân
Những rủi ro tín dụng không chỉ xuất phát từ công tác phân tích, thẩm định tín dụng hay phương án sản xuất kinh doanh kém hiệu quả mà còn do nguyên nhân ngân hàng thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay nên khách hàng sử dụng vốn vay
sai mục đích…hoặc là khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khách hàng vay vốn sử dụng nguồn vốn vay vào mục đích khác.
Để phòng ngừa những rủi ro này phát sinh, hạn chế đến mất thấp nhất những thiệt hại khi có rủi ro phát sinh thì cần phải kiểm soát chặt chẽ trong quá trình giải ngân và đặc biệt là kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân.
- Trong quá trình giải ngân: Cần phải tuân thủ theo những quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng, kiểm tra, đối chiếu giữa mục đích vay vốn với nhu cầu giải ngân nhằm đảm bảo hợp lý các loại chi phí trong tổng nhu cầu vốn giải ngân của khách hàng, đảm bảo việc giải ngân phù hợp với chứng từ sử dụng vốn. Hạn chế đến mức thấp nhất việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt, trừ những trường hợp do đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà khách hàng không thể cung cấp được chứng từ sử dụng vốn nhằm để đảm bảo vốn vay của khách hàng đi đúng đối tượng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay sau giải ngân: Ngân hàng cần phải xây dựng được kế hoạch, phương pháp kiểm tra cụ thể đối với từng khoản vay. Do mỗi khách hàng, mỗi khoản vay có một đặc điểm riêng biệt nên cần phải có kế hoạch kiểm tra hợp lý, riêng biệt nhằm để đảm bảo yêu cầu hoạt động của ngân hàng cũng như
không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra sau giải ngân cần phải dựa vào công tác xếp hạng tín dụng của khách hàng theo định kỳ, đối với những khách hàng có mức tín nhiệm thấp thì công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện một cách thường xuyên hơn và ngược lai, đối với những khoản nợ xấu thì phải kiểm tra ít nhất một tháng một lần để theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng nhằm kịp thời phát hiện được những rủi ro có thể xảy ra và đề ra những giải pháp phù hợp…Ngoài việc kiểm tra này, cần phải chú ý đến việc kiểm tra tài sản đảm bảo khoản vay để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra.
Trong công tác kiểm tra sử dụng vốn vay cần phải chú trọng đến việc kiểm tra thực tế, phải phân tích, đánh giá được cân đối giữa tiền, hàng và các khoản
khác, tuyệt đối tránh trường hợp chỉ dựa trên số liệu, báo cáo của khách hàng cung cấp. Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay đạt hiệu quả, giúp sớm phát hiện được những rủi ro, cán bộ tín dụng cần phải đề xuất, xây dựng kế hoạch kiểm tra, công tác kiểm tra phải được kết hợp nhiều phương pháp như: Kiểm tra hàng hóa thực tế tại hiện trường, kiểm tra hàng hóa tại kho, đối chiếu giá trị hàng hóa trên hóa
đơn với sổ sách, thẻ kho và tình hình thực tế với nhau.
Qua công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, cán bộ tín dụng cần phải đề xuất lại mức xếp hạng tín nhiệm của khách hàng một cách phù hợp và phải mạnh dạn, dứt khoát đề xuất cấp trên có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những khách
hàng không trung thực, sử dụng vốn vay không đúng theo cam kết và thậm chí phải thu hồi vốn vay trước hạn.