Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 80 - 83)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-

2.5.1. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

2.5.1.1. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Bộ máy cấp tín dụng tại NH TMCP SGCT theo hai cấp:

- Tại Hội sở: Do phòng tín dụng đảm nhiệm:

+ Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình để trình lên trưởng phòng tín dụng để xin ý kiến, nếu trưởng phòng tín dụng đồng ý thì hồ sơ vay vốn được tiếp tục chuyển qua phòng thẩm định để tiến hành tái thẩm định về tất cả các mặt: Năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo…

+ Sau khi có ý kiến của phòng thẩm định về việc đồng ý cho vay thì hồ sơ được chuyển lên trình cho ban Tổng giám đốc phê duyệt tín dụng.

+ Nếu hồ sơ được chấp thuận, cán bộ tín dụng tiến hành lập các hồ sơ tín dụng: Hợp đồng thế chấp tài sản; Hợp đồng tín dụng; khế ước nhận nợ…với khách hàng và tiếp tục quản lý khoản vay cho đến khi được tất toán.

- Tại Chi nhánh: Do phòng kinh doanh đảm nhiệm

+ Cán bộ tín dụng thực hiện việc nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. + Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình để trình lên trưởng phòng kinh doanh để xin ý kiến, nếu trưởng phòng kinh doanh đồng ý thì hồ sơ vay vốn được tiếp tục chuyển lên ban Giám đốc để trình phê

duyệt tín dụng.

+ Nếu hồ sơ được chấp thuận, cán bộ tín dụng tiến hành lập các hồ sơ tín dụng: Hợp đồng thế chấp tài sản; Hợp đồng tín dụng; khế ước nhận nợ…với khách hàng và tiếp tục quản lý khoản vay cho đến khi khoản vay được tất toán.

Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra, NH TMCP SGCT đã ban hành các quy định về: Xác định thẩm quyền phê duyệt tín dụng; giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng; thành lập Hội đồng tín dụng nhằm để đảm bảo sự thống nhất việc cấp tín dụng trong toàn hệ thống:

- Xác định thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Theo các quyết định số 87/2013/QĐ-HĐQT và số 369/QĐ-SGCTNH, ngày

+ Tại chi nhánh trực thuộc, Giám đốc được phán quyết mức 5 tỷ/1 khách

hàng;

+ Tại Hội sở, mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng 5 tỷ đồng/1 khách

hàng;

Trong trường hợp khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn vượt mức 5 tỷ đồng/1 khách hàng thì Giám đốc tại chi nhánh/Trưởng phóng tín dụng phải trình hồ sơ lên cấp Ủy ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng:

 Ủy ban tín dụng quyết định mức dư nợ trên 5 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng /1

khách hàng;

Hội đồng tín dụng quyết định mức dư nợ trên 40 tỷ đồng/1 khách hàng.

- Giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng:

Để đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng, cũng như an toàn trong hoạt động kinh doanh, NH TMCP SGCT đã ban hành quyết định số 06/2011/QĐ-HĐQT, ngày 11 tháng 01 năm 2011 về việc xác định giới hạn cho vay đối với khách hàng

vay vốn tại Ngân hàng. Theo quy định tại công văn này thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NH TMCP SGCT, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của NH TMCP SGCT.

- Thành lập Hội đồng tín dụng

Việc thành lập Hội đồng tín dụng giúp cho Ngân hàng tập trung về được đầu mối tại Hội sở nhằm giảm thiểu rủi ro:

+ Đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh thì Giám đốc tại chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước ban Tổng Giám Đốc, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị về quyết định của mình;

+ Đối với các khoản vay lớn thì do Hội Đồng Tín Dụng quyết định. Hội Đồng Tín Dụng là cơ quan có quyền cao nhất trong việc quyết định cho vay đối với

khách hàng vay vốn, theo quyết định số 12/2009/HĐQT ngày 20/01/2009 của Chủ tịch HĐQT về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội Đồng Tín Dụng:

 Đứng đầu Hội Đồng Tín Dụng là Chủ tịch HĐQT;

 Phó Chủ tịch thường trực là Tổng Giám Đốc;

 Phó Chủ tịch là các Phó Tổng Giám Đốc;

Các Ủy viên là các trưởng phòng chuyên môn có liên quan như: Trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng thẩm định, trưởng phòng tài trợ thương mại.

2.5.1.2. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro

Hiện nay, việc quản trị rủi ro tín dụng chỉ được tổ chức tập trung tại Hộisở chính, do một bộ phận trực thuộc phòng thẩm định phụ trách; Bộ phận này chịu trách nhiệm tái thẩm định hồ sơ vay vốn đối với những khoản vay vượt mức phán quyết của các Giám đốc chi nhánh trực thuộc; thẩm định và kiểm tra hồ sơ vay vốn đối với những khoản vay tại Hội sở do phòng tín dụng trình; trực tiếp kiểm tra phân loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng; kiểm tra, giám sát các khoản nợ vay có vấn đề; lập phương án trình ban Tổng Giám Đốc, HĐQT để giải quyết những khoản nợ tồn đọng.

Tại các chi nhánh, công tác này do phòng kinh doanh đảm nhiệm; đối với những khoản vay thuộc mức phán quyết của Giám đốc thì cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ vay vốn lập tờ trình để đề xuất trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh xem xét, đề xuất lên ban Giám đốc; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền của Giám đốc thì phòng kinh doanh lập phương án trình ban Giám đốc xem xét, sau đó trình lên phòng thẩm định để tái thẩm định, kiểm tra lại và tiếp tục trình lên ban Tổng giám đốc, HĐQT để xem xét quyết định.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)