- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là việc theo dõi quá trình sử
dụng vốn của ngân hàng với nhiệm vụ chủ yếu là hạn chế và kiểm soát các loại rủi ro phát sinh cũng như đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất, đồng thời xác định tương quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạo hiểm trong sử dụng vốn của ngân hàng.
Quản trị rủi ro tín dụnglà quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế
và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từđó tăng doanh thu,
giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủđạo của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thịtrường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.
1.3.1.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng do hoạt động tín dụng luôn là mảng chính của hầu hết các ngân hàng. Quản trị RRTD có tính chất quyết định trong việc mang lại thành công cho các NHTM. Quản trị RRTD giúp
đảm bảo mức độ RRTD mà ngân hàng gánh chịu không vượt quá khảnăng về vốn và tài chính của ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả có thể cho phép
ngân hàng đạt được tương quan hợp lý giữa rủi ro mà ngân hàng mong muốn (ở
mức chi phí tương xứng) với rủi ro mà ngân hàng muốn giảm thiểu. Một khi rủi
ro được kiểm soát một cách hợp lý thì ngân hàng sẽ có điều kiện tối đa hoá các
lợi ích thu đuợc từ những RRTD đó thông qua nhiều cách như: chấp nhận, giảm nhẹ, loại bỏ, hay chuyển đổi rủi ro tín dụng. Quản trị RRTD giúp hạ thấp RRTD,
nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của mỗi NHTM bằng các chính sách tín dụng cũng như các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả.
Như vậy, thực chất quản trị RRTD là việc sử dụng các biện pháp để xác
định và đo lường rủi ro, lựa chọn, chấp nhận rủi ro, quản lý, kiểm soát rủi ro để
nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả và an toàn.