Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 38)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

1.3.2.Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2.1. Nguyên tắc chấp nhận rủi ro

Việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của

ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng đểđiều tiết những

tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro. 1.3.2.2. Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép

Ngân hàng cần phải có đầy đủ các hệ thống để xử lý các sản phẩm và dịch vụngân hàng đó cung cấp và để có thểđo lường và kiểm soát các rủi ro liên quan.

Đối với các loại rủi ro không có khảnăng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài.

1.3.2.3. Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khảnăng đáp ứng của Ngân hàng

Hệ thống quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng.

Trên cơ sở mức độ rủi ro mà một ngân hàng có thể chấp nhận, ngân hàng cần xác định càng rõ càng tốt những sản phẩm dịch vụmà ngân hàng đó cung cấp.

1.3.2.4. Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt

Ngân hàng cần phải đảm bảo rằng nhân viên của mình có đủ kiến thức để

rủi ro riêng biệt gắn liền với chúng. Hội đồng quản trịvà ban điều hành cấp cao luôn luôn phải hiểu rõ và đầy đủ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó cũng như có sự phân cấp xử lý rõ ràng cho các nhân viên ngân hàng, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm đểđưa ra cùng một phương pháp điều hành.

1.3.2.5. Nguyên tắc xây dựng hệ thống đầy đủ để đo lường, kiểm soát rủi ro

Ngân hàng cần phải có đầy đủ các hệ thống để xử lý các dịch vụ ngân hàng

đó cung cấp và để có thểđo lường và kiểm soát các rủi ro liên quan. Các hệ thống không chỉ bao gồm hệ thống công nghệ thông tin, mà còn bao gồm các phương

thức tổ chức và hành chính. Các hệ thống cần có phải được đánh giá như là một phần của quy trình đánh giá một sản phẩm mới và phải được đánh giá lại định kỳ.

1.3.2.6. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế

Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác

động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

1.3.2.7. Nguyên tắc hợp lý về thời gian

Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế

của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong

trường hợp chúng xảy ra.

1.3.2.8. Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập

Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉđược phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.

1.3.2.9. Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép

Nguyên tắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khảnăng/ tính chuyển đẩy cao. Các loại rủi ro không tương thích với khảnăng

của ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngân hàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép”. Hay nói cách khác, chúng chỉđược cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các

đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài.

Đó là 9 nguyên tắc cơ bản để từđó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. Chính sách quản trị rủi ro ngân hàng phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt động chung của ngân

hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 38)