Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủ

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 102 - 103)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.1.8. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủ

ro

Tỷ lệ nợ xấu và số tiền trích lập dự phòng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khi tỷ lệ nợ xấu càng cao thì mức độ trích lập dự phòng càng lớn, do vậy cần phải thực hiện phân loại nợ một cách nghiêm túc, tránh trường hợp vì kết quả kinh

doanh mà làm sai lệch trong việc phân loại nhóm nợ. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi các khoản nợ vay, kiên quyết chuyển nhóm nợ đối với các khách hàng, các hợp đồng tín dụng có nguy cơ rủi ro, thực hiện việc trích lập dự phòng một cách đầy đủ để bù đắp khi có tổn thất tín dụng xảy ra.

Hiện nay, việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã được quy định rõ nét trong quyết định 493/QĐ-NHNN. Tuy nhiên các quy định này chỉ mang tính định lượng và rủi ro tín dụng chỉ được phát hiện khi nó đã xảy ra cho nên trong thời gian đến, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống phân loại nợ mang tính cảnh báo cao, việc phân loại nợ cũng cần phải căn cứ vào tính chất các khoản nợ và những rủi ro tiềm tàng của khách hàng. Trên cơ sở phân loại này thì ngân

hàng cần phải định giá lại tài sản thế chấp để đảm bảo trích lập đúng, đủ số dự phòng rủi ro nhằm để đảm bảo đủ nguồn bù đắp khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay, tài sản thế chấp tại các NHTM đa số là bất động sản, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản thế chấp, tuy nhiên giá cả của bất động sản đang thế chấp đang có xu hướng giảm nên định kỳ Ngân hàng cần phải xác định lại trị giá thật của tài sản thế chấp, ít nhất là theo chu kỳ 6 tháng/1 lần.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng đúng với thực tế cũng giúp cho ngân hàng nhận diện được những rủi ro mà khách hàng vay vốn đang gặp phải, qua đó sẽ giúp ngân hàng có những phương pháp cảnh báo, phòng ngừa sớm hơn để hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)