ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 106)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.3. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ

- Trong điều hành chính sách tiền tệ-tài chính, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô mà cần phải đặc biệt quan tâm đến sự phát triển ổn định, bền vững của hệthống NHTM, tránh gây ra những cú sốc làm bất ổn định hệ thống NHTM.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường mua bán nợ phát triển một cách đầy đủ, đặc biệt cho thành lập các định chế tài chính tương tự của tư nhân để tham gia vào việc mua bán nợ, tiến tới đẩy nhanh công tác tái cơ cấu hệ thống NHTM, DNNN. Thiết lập hệ thống thông tin thường xuyên và đáng tin cậy về tình hình nợ xấu của các DNNN với hệ thống NHTM.

- Cải thiện năng lực tài chính và tăng quyền chủ động cho TCTD trong việc xử lý nợ xấu của DNNN và tham gia sâu hơn vào quá trình tái cấu trúc DNNN.

- Hiện nay, thủ tục giải quyết xử lý tài sản đảm bảo rất phức tạp và kéo dài. Mặc dù Chính Phủ đã ban hành nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và

nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 về giao dịch và xử lý tài sản đảm bảo, nhưng thực tế khi tiến hành thì không hề đơn giản. Trong thời gian đến, Chính Phủ, các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố cần xem xét, rà soát sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến giao dịch bảo đảm, đến xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động, xử lý nhanh, kịp thời các tài sản bảo, không phải trải qua nhiều thủ tục lòng vòng, kéo dài và kém hiệu quả

và cần có chính sách để các cơ quan thi hành án tập trung, ưu tiên thi hành các bản án dân sự liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

*****

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP SGCT trong

thời gian vừa qua; thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng; những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NH TMCP SGCT và cả hệ thống NHTM tăng cao. Từ đó đề xuất với NH TMCP SGCT những khuyến nghị để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

- Hoàn thiện việc xây dựng danh mục đầu tư và chính sách khách hàng;

- Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng;

- Xây dựng quy trình định giá bất động sản;

- Quản lý và giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân;

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

- Các khuyến nghị về nhân sự;

- Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay;

- Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Và đồng thời cũngmạnh dạnđề xuất những khuyến nghị đốiNHNN,đối với Chính Phủ trong công tác điều hành, hoạch định chính sách.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam, nhưng cũng là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan, nó gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, song hoạt động của ngân hàng lại có tính nhạy cảm, một khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp những rủi ro thì sẽ tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, việc quản lý và giám sát các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước, của Chính Phủ và NHNN.

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất cứ ngân hàng nào và NH TMCP SGCT

cũng không ngoại lệ. Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế rủi ro tín dụng và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần đưa Ngân hàng hoạt động ổn định, phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay tiềm ẩn về rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì hậu quả rất lớn.

Từ việc tiếp cận những lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong cơ chế thị trường, so sánh với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP SGCT, luận văn đã nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP SGCT.

Qua đó tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị đối với NH

TMCP SGCT, NHNN và Chính Phủ để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng

ngân hàng trong thời gian đến, để đưa NHTM hoạt động ổn định hơn, góp phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, kiến thức là vô bờ, không có giới hạn nên luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và bạn bè. Qua đây, một lần nữa cho tôi gửi lời cám ơn chân thành đến thầy TS. Phạm Hữu Hồng Thái,người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)