Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 75)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-

2.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

2.4.3.1. Cán bộ tín dụng có sai sót khi thực hiện việc cấp tín dụng, thu thập thông tin chưa đầy đủ, thiếu chính xác

Công tác cán bộ là một yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác cấp tín dụng, vì mỗi quyết định sai lệch của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay.

Trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã không ngừng xây dựng, tổ chức các tiêu chí để tuyển dụng được những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt để bố trí làm cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại:

- Hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ do Tổng giám đốc quyết định trên cơ sở hồ sơ do các chi nhánh trình lên, chứ chưa tổ chức thi tuyển tập trung nên chất lượng cán bộ tuyển dụng chưa cao, đôi khi chưa đáp ứng kịp những thay đổi của xu hướng phát triển.

- Theo quy chế của NH TMCP SGCT, cán bộ mới tuyển dụng, được cho thử việc 2 tháng. Sau thời gian này, nếu không vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì được ký hợp đồng lao động chính thức và được quyền ký, thẩm định các hồ sơ vay vốn. Trên thực tế, những con người này hầu như mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, năng lực để thẩm định hồ sơ, do đó những sai sót trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay là không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện

nay, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động thông quaviệc mở nhiều phòng giao dịch và trong khi đó mỗi phòng giao dịch chỉ được bố trí một hoặc hai cán bộ tín dụng cho nên dễ xảy ra tình trạng xét duyệt hồ sơ cho vay mang tính chủ quan, chưa có bộ phận để thực hiện kiểm tra chéo, và đôi khi dễ bị chi phối bởi cấp lãnh đạo phòng giao dịch.

Có thể khẳng định rằng, rủi ro đạo đức là một điều không thể tránh khỏi.Nhưng vấn đề là phải làm sao để quản trị tốt, giảm thiểu những rủi ro này.Đây là một vấn đề rất lớn mà Ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm để tạo tiền đề cho

Ngân hàng phát triển ổn định.

2.4.3.2. Lạm dụng tài sản thế chấp

Do điều kiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin của Việt Nam đang còn nhiều bất cập nên việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn chưa thể hiện đầy đủ cho nên các NHTM ở Việt Nam nói chung và NH TMCP SGCT nói riêng

rất đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp, xem đây là điều kiện tiên quyết để cấp tín dụng. Trong cơ cấu tài sản thế chấp thì bất động sản chiếm tỷ trọng lớn.Tuy nhiên công tác định giá tài sản thế chấp tại Ngân hàng đã không được thực hiện đầy đủ. Mặc dù công việc thẩm định giá có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự ổn định, phát triển của Ngân hàng, nhưng thực tế cho thấy, không phải lúc nào công việc thẩm định tài sản cũng được Ngân hàng quan tâm đúng mức, đôi khi việc thẩm định đã bị buông lỏng. Sở dĩ có tình trạng này là do:

- Hiện nay các chi nhánh chưa có phòng thẩm định tài sản độc lập, công việc này được thực hiện bởi cán bộ tín dụng;

- Thiếu điều kiện hỗ trợ chuyên môn như nguồn dữ liệu so sánh, không cập nhật kịp được kiến thức, nghiệp vụ mới phát sinh;

- Các phương pháp thẩm định vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu;

- Nghiệp vụ còn hạn chế, do vậy chưa đưa ra được các ý kiến khách quan về giá trị tài sản thế chấp nên giá trị ước tính tài sản thế chấp có nhiều sai số.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này thị trường bất động sản lún sâu vào sự suy thoái, đang trong tình trạng cung vượt cầu dẫn đến giá trị tài sản thế chấp là bất động sản giảm mạnh và một điều không kém phần quan trọng là các chính sách liên quan đến bất động sản thay đổi liên tục. Tất cả những điều này đã làm cho giá trị của bất động sản đang thế chấp tại Ngân hàng giảm sút đáng kể dẫn đến nợ xấu tăng lên và nguy cơ rủi ro tín dụng là tất yếu, không thể tránh khỏi.

2.4.3.3. Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay

Các NHTM Việt Nam nói chung và NH TMCP SGCT nói riêng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định, kiểm tra các khách hàng

vay vốn trước thời điểm cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi giải ngân. Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay phải được quản lý một cách chặt chẽ, chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả đúng hạn theo cam kết

đã ký giữa các bên, do đó công tác theo dõi nợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động khách hàng vay vốn nhằm tuân thủ các điều khoản đã đề ra trong hợp đồng tín dụng được thống nhất giữa ngân hàng với khách hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh cũng những tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua NH TMCP SGCT chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Mặc dù cũng có tiến hành công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhưng rất sơ sài, không đi vào trọng tâm, trong quá trình kiểm tra khi phát hiện những sai phạm của khách hàng vay vốn thì chưa mạnh dạn đề xuất với cấp lãnh đạo để thu hồi vốn vay trước hạn. Sở dĩ xảy ra những điều này là do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ tín dụng, sợ khách hàng sẽ chuyển sang đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng khác, làm ảnh hưởng đến doanh số. Mặt khác hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp còn lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

2.4.3.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động chưa thực sự có hiệu quả

Để đảm bảo hoạt động ổn định, NH TMCP SGCT đã có các phòng ban chuyên môn để kiểm soát hoạt động kinh doanh toàn hệ thống, đó là Ban kiểm soát HĐQT và phòng kiểm toán nội bộ, hai bộ phận này đã góp phần đáng kể trong công tác hạn chế rủi ro xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện nay phòng kiểm toán nội bộ chỉ tập trung ở tại Hội sở là

chủ yếu nên đã không phát huy hết chức năng của mình trong việc kiểm soát hoạt động cấp tín dụng tại các chi nhánh một cách kịp thời. Việc phòng kiểm toán nội bộ chỉ kiểm soát hoạt động của các chi nhánh thông qua các báo cáo của chi nhánh nên thường không sâu sát, chậm phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh, nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

Theo định kỳ, 3 năm hoặc 5 năm thì phòng kiểm soát nội sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động cấp tín dụng một lần. Tuy nhiên việc kiểm tra này, nếu phát hiện ra những sai sót tại chi nhánh thì khó chấn chỉnh kịp thời, lúc này chủ yếu là đưa ra các biện pháp để khắc phục những sai phạm đã xảy ra, chứ chưa có biện pháp cụ thể để hạn chế sai phạm có thể xảy ra. Do đó công tác kiểm tra nội bộ tại hệ thống NH TMCP SGCT chưa thực sự đi vào thực tế, chưa phát huy hết chức năng vốn có, đôi khi công tác kiểm tra mang tính hình thức là chủ yếu.

2.4.3.5. Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng cùng với áp lực của tăng trưởng tín dụng dẫn đến đã nới lỏng hoặc bỏ qua bớt các điều kiện trongviệc cấp tín dụng

Một trong những vấn đề nổi bật trong hoạt động của hệ thống NHTM của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là: Các NHTM đua nhau mở rộng mạng lưới

chi nhánh, phòng giao dịch, một số ngân hàng nông thôn, quỹ tín dụng được nâng cấp để trở thànhngân hàng đô thị và có chức năng hoạt động như một ngân hàng TMCP. Với việc cơ quan quản lý cho phép nâng cấp một số ngân hàng cùng mới việc đua nhau mở rộng mạng lưới hoạt động của các NHTM đã gây ra tình trạng cạnh tranh gay gắt giữacác NHTM với nhau, thậm chí còn xảy ra tình trạng cạnh

tranh giữa các chi nhánh trong cùng nội bộ một hệ thống và NH TMCP SGCT cũng không nằm ngoại lệ của xu hướng đó. Hậu quả của việc cạnh tranh này đã dẫn đến tình trạng là sự tranh giành khách hàng, hạ tiêu chuẩn cho vay và với tâm lý sợ mất khách hàng nên không ít trường hợp NH TMCP SGCT đối diện với các vấn đề như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay… và điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

2.4.3.6 Do vi phạm đạo đức và cho vao vay theo chỉ định của cấp trên. Vấn đề đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay. Đến nay, tại NH TMCP SGCT chưa có những thiệt hại lớn do việc vi phạm đạo đức của cán bộ tín dụng, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ không

tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra, cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện xét duyệt cho vay, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH TMCP

SGCT. Bên cạnh đó, do mạng lưới hoạt động rộng khắp nên công tác bố trí nhân sự tại các phòng giao dịch thường do trưởng phòng chịu trách nhiệm chung, nên đôi khi công tác xét duyệt cho vay dễ bị chi phối bởi người đứng đầu. Nếu điều này xảy ra sẽ làm ảnh hưởng rất lớn chất lượng tín dụng của cả hệ thống.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)