Hoàn thiện việc xây dựng danh mục đầu tư và chính sách khách

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 91 - 93)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.1.1. Hoàn thiện việc xây dựng danh mục đầu tư và chính sách khách

hàng

Trên cơ sở định hướng tăng trưởng tín dụng của NHNN, NH TMCP SGCT phải xây dựng riêng cho mình danh mục đầu tư, chính sách khách hàng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như thế mạnh truyền thống của

mình.

Danh mục đầu tư, chính sách khách hàng phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần trên thị trường và điều quan trọng hơn đó là phải cân bằng được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với quản trị tốt rủi ro tín dụng.

3.1.1.1. Về danh mục đầu tư

Có thể khẳng định rằng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu, các ngân hàng đều chấp nhận rủi ro tín dụng ở một mức nhất định, miễn sao không ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống và có thể kiểm soát được. Một danh mục cho vay không đa dạng về chủ thể cho vay, lĩnh vực ngành nghề cho vay, loại hình cho vay, thời gian cho vay, địa bàn cho vay….thì có thể tiềm ẩn rủi ro lớn nếu như khi có biến cố vượt qua khả năng kiểm soát của Ngân hàng.

Chính vì lý do đó nên khi xây dựng danh mục cho vay thì NH TMCP SGCT cần phải hướng đến những tiêu chí cho vay:

- Chỉ đầu tư cho vay đối với những khách hàng có quy mô vừa phải, phù hợp với nguồn vốn và năng lực quản trị của mình;

- Đẩy mạnh hơn nữa thị trường bán buôn truyền thống, tập trung khai thác hết tiềm năng vốn có của những khách hàng lâu năm, trong danh mục đầu tư cần phải giành một tỷ trọng lớn cho các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ mà Việt Nam đang có lợi thế so sánh như: Xăng dầu, da giày, dệt may,linh kiện điện tử, thực phẩm, dịch vụ du lịch… và tiến tới giảm dần tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, chi nên duy trì một mức độ hợp lý;

- Tăng cường mở rộng trị trường và phát triển tín dụng đối với khách là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là thể nhân;

- Tập trung đẩy mạnh các loại hình thức tín dụng ngắn hạn, đặc biệt liên quan đến các khoản cho vay tài trợ thương mại, xuất-nhập khẩu, bổ sung vốn kinh doanh;

- Trong cơ cấu mạng lưới hoạt động, cần mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại những nơi có điều kiện phát triển kinh tế, tập trung đông dân cư để mở rộng thị trường bán lẻ, khai thác tối đa lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mua nhà, sửa chữa nhà cửa, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thông qua hình

thức cấp thẻ tín dụng… Đây là những hình thức cho vay vẫn còn tiềm năng lớn, phân tán được rủi ro.

- Kiểm soát chặt tỷ lệ dư nợ ngoại tệ và chỉ nên duy trì một tỷ lệ cho vay ngoại tệ phù hợp với tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ nhằm để đảm bảo ổn định khi có sự biến động về cung, cầu ngoại tệ trên thị trường, duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý giữa các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự đa dạng trong cơ cấu cho vay, cơ cấu khách hàng nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh, ưu thế ngân hàng,

phân tán rủi ro khi kinh tế vĩ mô biến động. 3.1.1.2. Về chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng bao gồm các chính sách: Chính sách về cấp tín dụng, chính sách tiếp thị, chính sách lãi suất cho vay, chính sách đảm bảo tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ.

Đối với mỗi khách hàng, mỗi loại khách hàng thì cần phải có một chính sách khác nhau phù hợp với mức độ rủi ro, lợi ích mà khách hàng mang đến cho ngân hàng. Hiện nay NH TMCP SGCT đã đề ra một số chính sách nhằm thu hút khách hàng tốt, có tiềm năng, tuy nhiên quá trình thực hiện chưa đầy đủ, chưa thống nhất, do đó trong thời gian đến ngân hàng cần phải:

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trên cơ sở đó tất cả các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng đều được phân loại, xếp hạng. Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay vốn có thể phân chia thành 5 nhóm: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro, rủi ro khá cao, rủi ro cao.

- Căn cứ vào việc xếp hạng tín dụng cùng với việc đánh giá tiềm năng của khách hàng để Ngân hàng đưa ra những chính sách cụ thể:

+ Đối với khách hàng có mức xếp hạng tốt và có tiềm năng thì xây dựng chính sách cho vay ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ thấp;

+ Ngược lại đối với các khách hàng có mức tín nhiệm thấp hơn và tiềm năng hạn chế thì mức độ ưu đãi sẽ giảm dần.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)