Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 93 - 96)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.1.2 Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng

Thông qua việc phân tích và thẩm định tín dụng để đưa ra kết quả có giải ngân cho vay hay không đối với khách hàng vay vốn, do đó khi công tác phân tích, thẩm định thiếu chính xác, mang tính chủ quan, không tuân thủ những tiêu chuẩn đã đề ra sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm khi cho vay. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả nhất.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là để đưa ra những đánh giá, nhận định về năng lực của khách hàng vay vốn và qua đó cũng giúp cho chúng ta thấy được những nguy cơ tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra nguy cơ rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay.Mặt khác thông qua công tác phân tích tín dụng giúp cho ngân

Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, cơ sở dữ liệu, các công cụ sử dụng trong công tác thẩm định.

Để công tác phân tích, thẩm định tín dụng đạt hiệu quả cao, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì cần phải xây dựng, định hướng, hoàn thiện công tác phân tích, thẩm định theo những định hướng sau đây:

- Khi phân tích, đánh giá một khách hàng vay vốn, ngân hàng cần phải đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng và phải xác định được mức độ rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được thông qua việc xác định giới hạn tín dụng trong vòng một 1 năm, định kỳ 6 tháng/một lần, ngân hàng phải đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để đưa ra quyết định có điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng này hay không.

- Việc phân tích tín dụng phải được thực hiện trên nhiều khía cạnh. Trong quá trình phân tích cần phải đánh giá đượcnhững rủi ro do môi trường kinh tế vĩ mô như: Lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các chính sách kinh tế… có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn. Khi phân tích, đánh giá năng lực nội tại của khách hàng thì phải lượng hóa được mức độ rủi ro thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích định lượng như phần mềm: SPSS, Excel…kết hợp với việc xếp hạng tín nhiệm của khách hàng.

- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, việc phân tích phải chủ yếu tập trung vào các phương án sản xuất kinh doanh, cụ thể: tính pháp lý của phương án/dự án vay vốn, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời cũng phải xác định được những rủi ro ở mức cao nhất có thể xảy ra và hướng xử lý của ngân hàng khi có biến cố xảy ra.

- Trong việc phân tích, thẩm định dự đầu tư, các phương án, nhu cầu vay vốn lớn cần phải tính toán kỹ khả năng thu xếp vốn của dự án, khả năng triển khai quản lý của khách hàng, hiệu quả của dự án, tránh trường hợp dự án đang triển

khai nửa vời thì hết vốn, phải dừng. Đối với các dự án có nguồn đầu tư lớn, có

nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại, vượt qua khả năng thẩm định của ngân hàng thì cần phải hợp đồng thuê các tổ chức định giá có uy tín, độc lập trên thị trường để xác định chính xác giá trị thật của các máy móc, thiết bị công nghệ một cách khách quan. Trong quá trình giải ngân để triển khai dự án nên giải ngân hết vốn tự có của khách hàng đầu tư vào dự án trước, sau đó mới tiếp tục giải ngân vốn vay của ngân hàng nhằm để đảm bảo dự án phát huy hiệu quả tối đa.

- Khi cấp tín dụng thì cần phải chú ý đến tình trạng vay nợ của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cân đối tài chính của khách hàng, một khi các khoản vay tại ngân hàng khác không được trả nợ đầy đủ thì chắc chắn rằng các khoản vay tại ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng, do đó khi đã xác định được cơ cấu tài chính của khách hàng thì cần phải yêu cầu khách hàng vay vốn ký cam kết không sử dụng thêm vốn vay của ngân hàng khác khi phương án đầu tư của ngân hàng chưa đưa vào hoạt động để mang lại nguồn thu hoặc tình hình nợ vay chưa được cải thiện…Nếu thực hiện tốt điều này sẽ tránh được trường hợp khách hàng đầu tư dàn trải, dở dang làm cho dự án đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế.

Tóm lại việc phân tích, thẩm định dự án cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Dự án, phương án sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, có thể được triển khai trong thực tế;

+ Mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với phương án sản xuất kinh doanh; + Ngân hàng có kiểm soát được những rủi ro phát sinh hay không và kiểm soát bằng cách nào?Mức độ thiệt hại đến đâu, nếu có rủi ro xảy ra;

+ Nếu chấp nhận được thì những điều kiện kèm theo trong quá trình cấp tín dụng(nếu có).

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)