Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 69)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-

2.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công

Thương

2.3.2.1. Tình hình nợ quá hạn

Bảng 2.8:Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Dư nợ 9.772 10.455 11.182 10.860 10.669 Nợ qúa hạn (II+III+IV+V) 205 332 567 902 1.071 Nợ xấu (III+IV+V) 172 199 531 315 239 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 2,10 3,18 5,07 8,31 10,04 Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,77 1,91 4,75 2,90 2,24

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP SGCT)

Biểu đồ 2.9:Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2009-2013

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Nợ QH Nợ xấu

Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, NH TMCP SGCT đã đạt được một số kết quả nhất định trên tất cả các mặt: Tổng tài sản không ngừng tăng trưởng, vốn điều lệ đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của NHNN, mạng lưới được mở rộng khắp các tỉnh, thành phố, dư nợ tín dụng ngày càng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề nợ quá hạn là một vấn đề nan giải, có tính cấp thiết đối với hoạt động tín dụng ngân hàng và NH TMCP SGCT cũng nằm trong xu thế đó, nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng.

Diễn biến nợ quá hạn tại Ngân hàng được thể hiện qua các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 2009-2010, dư nợ quá hạn chỉ ở mức xấp xỉ 3%/tổng dư nợ, đây là mức dư nợ cho phép, không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 dư nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh qua các năm và đạt đỉnh điểm là năm 2013, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên đến mức 10,04%/tổng dư nợ, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2010. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản trị ngân hàng.

2.3.2.2. Phân loại nợ

Bảng 2.9:Phân loại nợ theo nhóm

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Dư nợ 9.772 10.455 11.182 10.860 10.669 Nợ nhóm I 9.567 10.123 10.615 9.958 9.598 Nợ nhóm II 33 133 36 587 832 Nợ nhóm III 21 22 108 32 11 Nợ nhóm IV 98 32 224 52 19 Nợ nhóm V 53 145 199 231 209 Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,77 1,91 4,75 2,9 2,24

Biểu đồ 2.10:Phân loại nợ theo nhóm

Hiện nay, tình hình nợ xấu là điều mà các ngân hàng luôn quan tâm nhất, đó là yếu tố xảy ra thường xuyên, gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phát sinh đối với tất cả các khách hàng vay vốn tại ngân hàng, thậm chí ngay cả khách hàng mà ngân hàng đã đánh giácó khả năng trả nợ chắc chắn, tiềm lực tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và được xếp hạng mức tín nhiệm cao. Vì vậy, ngân hàng cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng khách hàng, giám sát vốn vay một cách hiệu quả nhất, để từ đó thực hiện cơ cấu nợ, phân loại nợ phù hợp với tình hình thực tế.

Bắt đầu năm 2008, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước trên thế giới và sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam, đã làm cho các yếu tố vĩ mô như: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, thị trường tiền tệ …có nhiều bất ổn, sản xuất, xuất-nhập khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Tình hình này kéo dài đã làm cho nền kinh tế dần đi vào kiệt quệ và hệ thống NHTM cũng không nằm ngoại lệ. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ nợ xấu tăng dần theo thời gian, đến năm 2011 dư nợ xấu tại Ngân hàng là 531 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2009, chiếm tỷ lệ 4,75%/tổng dư nợ và nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh những năm sau đó.

Trước yêu của NHNN cũng như HĐQT là phải giảm dư nợ xấu để đảm bảo yêu cầu hoạt động ổn định nên NH TMCP SGCT đã thành lập ban chỉ đạo để xử lý nợ xấu và đứng đầu ban chỉ đạo là Tổng giám đốc. Với sự nỗ lực quyết tâm của Ban lãnh đạo, đồng thời thông qua việc thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ như: Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 5 0 5.000 10.000 15.000 2009 2010 2011 2012 2013

- Rà soát hồ sơ để đánh giá khách hàng một cách toàn diện, qua đó tiến hành cơ cấu lạinợ và phân nhóm nợ phù hợp;

- Thực hiện miễn, giảm lãi cho những khách hàng thật sự khó khăn;

- Tiến hành xiết tài sản thế chấp để thu hồi nợ;

- Dùng nguồn dự phòng rủi ro để xử lý những khoản vay có khả năng mất vốn;

- Bán nợ cho công ty quản lý và khai khác tài sản của Việt Nam(VAMC);

- Đối với những khách hàng cố tình chây ì, không hợp tác để giao tài sản thì chuyển hồ sơ qua cơ quan pháp luật để thực hiện việc cưỡng chế, kê biên tài sản, bán thu hồi nợ.

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nên đến năm 2012, dư nợ xấu chỉ còn 315 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,9%/tổng dư nợ và đến năm 2013, dư nợ xấu giảm xuống còn 239 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,24%/tổng dư nợ. Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả bước đầu của việc thực hiện quyết liệt các biện pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu. Vấn đề nợ xấu vẫn còn nhiều tiềm ẩn, bởi vì tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng lên, đến cuối năm 2013, dư nợ quá hạn tăng lên đến 1.071 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,04%/tổng dư nợ,nếu Ngân hàng không thực hiện tốt các giải pháp quyết liệt để thu hồi, giảm bớt dư nợ nhóm 2 thì nguy cơ nợ xấu sẽ tăng mạnh trở lại. Đây là một vấn đề nan giải trong công tác quản trị tín dụng của Ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)