TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 1 Giới thiệu quá trình hìnhthành và phát triển

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 47)

- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2009-

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 1 Giới thiệu quá trình hìnhthành và phát triển

2.1.1.1. Quá trình hình thành

Những năm trước 1986, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại: Tình hình kinh tế không ổn định, lưu thông hàng hóa gặp nhiều rối ren, giá cả vẫn tiếp tục tăng, hệ thống ngân hàng về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thể hiện vai trò trung gian tài chính, khả năng tiếp cận của người dân với ngân hàng còn hạn chế, công tác tín dụng còn mang tính bao cấp, hiệu quả thấp… nên đã làm quan hệ tiền - hàng ngày càng căng thẳng, nhà nước không nắm được tiền hàng. Trước tình hình đó Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đã xác định nhiệm vụ ngân hàng như sau: “Ngân hàng có nhiệm vụ khẩn cấp cùng với hoạt động tài chính và các ngành kinh tế khác phấn đấu giảm lạm phát, điều chỉnh hợp lý khối lượng tiền trong lưu thông trên cơ sở tăng nhanh vòng quay của đồng tiền và áp dụng các hình thức phổ biến không dùng tiền mặt, góp phần lập lại trật tự về tiền hàng, ổn định sức mua của đồng tiền, đáp ứng

nhu cầu về tiền cho mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Bên cạnh phải lưu thông tiền tệ của NHNN, cần phải xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế.

Trước tình hình đó, vào tháng 10 năm 1986, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM giao cho các ngành chức năng của Thành phố lập ban trù bị nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập ngân hàng cổ phần, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế, kinh doanh toàn diện nhằm tạo điều kiện để nghiên cứu, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại hiện hành. Sau hơn 02 tháng soạn thảo, ngày 01/7/1987, Đề án thành lập ngân hàng cổ phần đã hoàn tất, đệ trình lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 03/7/1987, Đề án đã được Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống Đốc) chuẩn y tại Quyết định số 64/QĐ-NHNN, với tên gọi là Ngân hàng Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh (nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương), trong đó vốn thành lập ngân hàng (nay vốn pháp định) là 600 triệu đồng.

Sau khi hoàn tất các công tác chuẩn bị, ngày 16/10/1987, Ngân hàng Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh (nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương) - Ngân hàng cổ phần đầu tiên của TP.HCM và cả nước đã khai trương hoạt động tại trụ sở số 144 Châu Văn Liêm - Quận 5-TP.HCM

2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển

- Giai đoạn 1987 - 1990:

Trong giai đoạn 1987 - 1990, sau khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến và tiến bộ như: trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với sản lượng 1,5 triệu tấn; nhập siêu giảm nhanh chóng; lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi từ 774,7% (năm 1986) xuống còn 34,7% (năm 1989) và điều quan trọng nhất là từng bước chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cùng với những thành tựu của đất nước trong tiến trình đổi mới, hoạt động của NH TMCP SGCT đã đạt được một số kết quả nhất định:

+ Thu hút được số lượng lớn tiền mặt đang lưu thông ngoài thị trường với lãi suất thích hợp.

+ Đầu tư cho vay không phân biệt các thành phần kinh tế(kể cả cho vay tư nhân) từ nguồn tiền mặt huy động từ dân cư.

+ Thực hiện kinh doanh đối ngoại.

+ Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, bảo toàn vốn và chia cổ tức cho cổ đông.

+ Từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động qua việc thành lập các chi nhánh.

+ Thay đổi tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (và thường gọi là Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng) thay vì Ngân hàng Công Thương TP.HCM, nhằm tạo sự khác biệt về tên với Ngân hàng Công Thương Việt Nam mới được thành lập. Tên quốc tế là Saigon Bank for Industry - gọi tắt là Saigonbank.

- Giai đoạn 1991-1997:

Sau những thành công ban đầu từ công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế xã

hội Việt Nam tiếp tục có những chuyển biến lớn. Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản, trong đó kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, mức trung bình 8%/năm, lạm phát được đẩy lùi, từ 67,5%/năm (năm 1991) xuống còn 3,6%/năm (năm 1997).

Bên cạnh những thành quả, tiến bộ đạt được, tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn giao thời của quá trình chuyển đổi nên cơ chế, quy chế, nghiệp vụ, chính sách điều hành ngân hàng vẫn còn thiếu, các quy phạm pháp luật để xử lý nghiệp vụ chưa đầy đủ…, trong khi đó việc cho phép thành lập ồ ạt các Hợp tác xã tín dụng, Trung tâm tín dụng, Ngân hàng cổ phần…, đã xảy ra trường hợp một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các khe hở pháp lý để thực hiện hành vi phạm

pháp, lừa đảo và dẫn đến hậu quả là đổ bể hàng loạt các tổ chức tín dụng trong giai đoạn này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng, trong đó có NH TMCP SGCT. Trước tình hình đó nên Thành ủy, UBND TP.HCM và NHNN Việt Nam họp bàn các biện pháp để cứu vãn tình hình hoạt động của NH TMCP SGCT và một trong những biện pháp được đưa ra là:

+ Củng cố nhân sự HĐQT, ban Tổng Giám đốc;

+ Áp dụng các biện pháp linh hoạt trong điều hành hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh như: kinh doanh vàng và ngoại hối, phát triển hoạt động thanh toán đối ngoại, đầu tư tín phiếu kho bạc;

+ Chấn chỉnh các hoạt động lỗ trong toàn hệ thống, chấn chỉnh và phát triển hoạt động nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc, giảm lãi suất huy động, mở rộng hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế;

+ Thành lập thêm chi nhánh ở phía bắc để mở rộng phạm vi hoạt động; + Tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng trong giai đoạn 1993-1995.

Với những biện pháp đó, tình hình hoạt động của NH TMCP SGCT đã thoát khỏi khủng hoảng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

+ Đến cuối năm1992 đã cắt được lỗ và đến cuối năm 1993 hoạt động kinh doanh đã có lãi.

+ Sau khi hoạt động ổn định thì đến tháng 5/1993, NHNN Việt Nam tái cấp giấy phép hoạt động.

+ Từ năm 1994 - 1997, hoạt động ngân hàng liên tục có lãi nên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước, hàng năm đều có chia cổ tức và có tích lũy các quỹ cho Ngân hàng theo luật quy định.

+ Đời sống của CBCNV từng bước được cải thiện, lòng tin của cán bộ ngày

càng được củng cố theo từng bước phát triển của Ngân hàng.

- Giai đoạn 1998 – 2007:

Từ năm 1997 do những tác động của cuộc khủng tài chính tiền tệ Châu Á nên kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm - từ 8,15% (năm 1997) xuống còn 4,8% (năm 1999). Do ảnh hưởng của môi trường hoạt động trong và ngoài nước nên một số doanh nghiệp lớn trong nước, trong đó có các doanh nghiệp quốc doanh đã rơi vào tình trạng vỡ nợ, mất khả

năng trả nợ cho ngân hàng và một số vụ án lừa đảo xảy ra đã ảnh hưởng và gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trước tình hình đó NH TMCP SGCT đã đề ra một số giải pháp để ổn định, chấn chỉnh hoạt động ngân hàng:

+ Thành lập ban thu hồi nợ để theo sát thu nợ, xử lý các tài sản xiết nợ để giảm dần các khoản nợ xấu trong hoạt động.

+ Thành lập công ty quản lý khai thác tài sản NH TMCP SGCT(năm 2002)-

công ty quản lý và khai thác tài sản nợ thành lập đầu tiên của hệ thống ngân hàng

TMCP Việt Nam – để tập trung xử lý tài sản xiết nợ.

Với những giải pháp quyết liệttrên, hoạt động của ngân hàng TMCP SGCT

đã đạt được một số thành quả:

+ Nợ quá hạn từ 12,56% trên tổng dư nợ (năm 2000) giảm xuống còn 0,53% trên tổng dư nợ (năm 2002).

+ Phát triển thêm một số dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Phát hành thẻ

Saigonbankcard, các dịch vụ ngân hàng điện tử, kết nối online các chi nhánh. + Đến năm 2006, ngân hàng TMCP SGCT được nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, và năm 2007 vinh dự nhận Huân Chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch Nước khen tặng.

- Giai đoạn 2008 - 2013:

Trong giai đoạn này, Việt Nam chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn thế giới và đối với 4 vấn đề lớn của nền kinh tế: Tỷ giá, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, đòn nợ của ngân hàng. Mặc dù có sự cố gắng và nỗ lực của Chính Phủ, nhưng đến cuối năm 2013 nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy của khủng hoảng. Bắt đầu từ năm 2008, lạm phát luôn ở mức hai con số, giá vàng trong nước biến động tăng liên tục. Trên thị trường tiền tệ, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng xảy ra quyết liệt trong suốt giai đoạn 2009 - 2012, từ cạnh tranh công khai đến cạnh tranh thầm lặng, trên thị trường bắt đầu xuất hiện lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận. Từ đó, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp càng khó khăn.

Nằm trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của NH TMCP SGCT gặp rất nhiều khó khăn:

+ Vốn điều lệ: Mặc dù các đối tác muốn tham gia góp vốn, nhưng việc tham gia góp vốn để tăng lên mức 3.000 tỷ đồng gặp nhiều khó khăn do năng lực tài chính của các cổ đông lớn gặp hạn chế và khóchọn các đối tác cùng mục đích xây dựng lâu dài.

+ Nguồn vốn huy động còn hạn chế do các cuộc đua lãi suất trên thị trường trong khi ngân hàng nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của NHNN và Thành ủy - UBND TP.HCM.

+ Hoạt động tín dụng gặp khó khăn, một phần do phải lựa chọn khách hàng tốt, một phần phải hạn chế đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng.

+ Nợ xấu có xu hướng gia tăng: Do chịu tác động của thị trường nhiều năm liền với những “cơn sóng lớn” nên đến cuối năm 2013 các doanh nghiệp đã trở nên đuối sức.

+ Mạng lưới các chi nhánh không được tăng thêm từ năm 2010 (do không đủ vốn pháp định) mà chỉ phát triển dưới hình thức phòng giao dịch và việc cấp phép phòng giao dịch cũng tạm ngừng từ năm 2011 nên phần nào hạn chế việc mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và các KHUYẾN NGHỊ để NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)