- Nợ nhóm I(nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
3.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn của cán bộ tín dụng, ngân hàng cần phải xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc chấp hành quy định của cơ quan quản lý trong việc cấp tín dụng.
Ngoài việc kiểm tra định kỳ, công tác kiểm tra nội bộ phải được tiến hành thường xuyên nhằm để sớm phát hiện ra những khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Đối với những khoản nợ xấu, nợ nghi ngờ thì công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên hơn, tần suất cao hơn để có những biện pháp thích hợp như thu hồi nợ trước hạn, chấn chỉnh hoạt động để hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất khi có rủi ro xảy ra.
Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phát huy hết chức năng vốn có của mình thì Ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phủ khắp từ Hội sở đến tất cả các chi nhánh. Hiện nay, bộ phận kiểm soát nội bộ chỉ tập trung tại Hội sở, do vậy trong thời gian đến cần phải thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh để kiểm soát tốt hơn nữa việc cấp tín dụng tại các chi nhánh trực thuộc.
Song song với việc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ tại chi nhánh thì cũng cần phải giao quyền chủ động cho bộ phận này trong việc ngăn chặn, hoặc dừng cấp tín dụng khi nhận thấy việc cấp tín dụng tại chi nhánh chưa thật sư an toàn. Bởi vì bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập với bộ phận cấp tín dụng, không chịu áp lực của việc tăng trưởng tín dụng nên sẽ có những đánh giá, nhận định khách quan hơn.