7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
5.2.1. Dựa vào kết quả nghiên cứu
Nhóm yếu tố GDP ảnh hưởng đến giá căn hộ. Nghĩa là thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng ảnh hưởng đến giá căn hộ vì thu nhập bình quân tăng con người sẽ có cuộc sống tốt, ổn định, người dân sẽ nghỉ đến việc tìm một nơi tốt hơn, tiện nghi và đầy
86
đủ hơn để sống và hưởng thụ theo thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow. Vì vậy nhu cầu về chỗ ở nói chung sẽ tăng, tức khắc sẽ làm tác động đến giá căn hộ;
Nhóm yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến giá căn hộ. Thứ nhất, khi lạm phát tăng làm cho giá cả của các loại hàng hóa tăng người dân sẽ chi tiêu nhiều tiết kiệm ít nên sẽ không còn có nhiều nhu cầu về chỗ ở do vậy tác động xấu đến thị trường nhà ở. Thứ hai, nguyên vật liêu tăng giá, tiền thuê nhân công trực tiếp xây dựng công trình liên quan đến căn hộ sẽ tăng cao và việc tăng này ảnh hưởng đến chi phí xây dựng làm cho cung thị trường căn hộ giảm và giá căn hộ tăng. Thứ ba, việc Chính phủ theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát khi giá cả các loại hàng hóa ổn định và tăng ở mức hợp lý sẽ làm cho nền kinh tế phát triển và làm tiền đề cho thị trường căn hộ tăng trưởng. Do vậy, nhóm yếu tố lạm phát được xem là nhóm quan trọng tác động đến giá căn hộ hiện nay;
Nhóm yếu tố thứ ba tác động đến giá căn hộ là nhóm yếu tố lãi suất. Đứng trước thực trạng khủng hoảng kinh tế và thị trường căn hộ bị trầm lắng trong khoản thời gian dài Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm kích thích thị trường bằng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vốn vay giá rẻ lãi suất 6% hỗ trợ cho người thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức mua nhà ở xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường căn hộ nhưng đến cuối năm 2013 chính sách này đã bị đánh giá là thất bại bởi đối tượng tiếp cận và thủ tục để có thể hưởng được chính sách ưu đãi này là rất khó và yếu tố này tác động đến người tiêu dùng nên chỉ có những người có nhu cầu thực mới tác động đến thị trường khi thực hiện chính sách này của Chính phủ. Còn thực hiện chính sách hạ lãi suất cho vay các dự án để thu hút các nhà đầu tư vào thị trường làm tăng số lượng căn hộ trên thị trường thì yếu tố này tác động đến chi phí đầu vào của nhà đầu tư đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian trung và dài hạn mới tác động đến thị trường. Vì vậy, để thực hiện yếu tố này tác động đến thị trường là một việc khó khăn không chỉ riêng đối với Chính phủ mà ngay cả những nhà đầu tư hay khách hàng có nhu cầu điều phải đắn đo và suy nghĩ;
Nhóm yếu tố chính sách tài chính, pháp luật là nhóm thứ tư tác động đến giá căn hộ. Các thành phố phải đồng bộ và có quy hoạch cụ thể với các dự án đô thị phát triển nhanh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thể hiện được sự phát triển bộ mặt của thành phố. Với mong muốn nâng cao đời sống cho người dân, Thành phố đã
87
thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội để tất cả người dân điều có chỗ để an cư lập nghiệp và phát triển đất nước. Đó chính là mục tiêu của chính sách an sinh xã hội mà nhà nước đang thực hiện. Hiện thị trường bất động sản (căn hộ) đang giai đoạn trầm lắng để vượt qua giai đoạn này chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách như áp dụng thuế giá trị gia tăng 5% đối với các hợp đồng thuê và mua nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã tạo điều kiện cho người nước ngoài sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam mua nhà ở với chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam nhưng chính sách đó thực sự chưa có kết quả vì vậy đòi hỏi chính sách mang tính quyết liệt và có ý nghĩa thực tiễn thì mới tạo sự đồng thuận cho những người hưởng chính sách còn không thì chính sách vẫn mãi là chính sách không thể kích thích thị trường dù có thực hiện nhiều chính sách mới và tốt hơn cũng không phát huy tính hiệu quả của việc tác động.