7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Tze San Ong (tháng 5 năm 2013) “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà ở tại Malaysia”, mục đích nghiên cứu là đo lường mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và giá nhà ở tại Malaysia. Theo đó, nghiên cứu thực nghiệm nói lên xu hướng ngày càng tăng trong giá nhà ở Malaysia là xác định mối quan hệ tồn tại giữa các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá nhà ở tại Malaysia là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số (POP), tỷ lệ lạm phát (INF), chi phí xây dựng (COC), lãi suất (INT) và tăng thuế bất động sản (RPGT) và E là phần dư. Theo đó, mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Y = GDP + POP + INT + INF + COC + RPGT + E
Mô hình này sử dụng các biến mang tính vĩ mô để xác định mối quan hệ giữa các biến ảnh hướng đến giá nhà ở Malaysia. Do Malaysia là một nước trong khối ASEAN có nền kinh tế khá ổn định, đặc biệt là thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng. Nên với mô hình trên rất phù hợp với thị trường nhà ở tại Malaysia do các yếu tố vĩ mô khá ổn định trong thời gian dài.
Mô hình nghiên cứu bởi Iossifov cùng công sự (2008) “Yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến giá nhà ở” tác giả ước lượng ảnh hưởng của lãi suất tới giá nhà ở. Nghiên cứu được tiến hành với số liệu được thu thập trên 20 quốc gia phát triển ở Tây Âu và Châu Á trong thời kỳ từ năm 1980 đến năm 2007. Mô hình được biểu diễn dưới dạng tuyến tính bán logarit. Biến phụ thuộc của của mô hình là chỉ số giá nhà ở. Biến này được đặt bằng dạng logarit. Các biến độc lập của mô hình gồm: Tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người thực
32
(GDP/ người); Tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn; Tỷ lệ lạm phát; Độ dốc của đường cong lợi tức; Tỷ lệ thất nghiệp; Tỷ lệ cân đối ngân sách ban đầu của chính phủ trên GDP; Tỷ lệ cán cân tài khoản vãng lai trên GDP; Lượng cung tiền mở rộng thực tế (M2); Tỷ lệ dân số hoạt động. Nghiên cứu trên tập trung vào đo lường các yếu tố tác động đến lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá nhà ở.