7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.3. Nghiên cứu chính thức
Phương pháp chọn mẫu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra của đề tài, thiết kế được chọn mẫu phi xác xuất với hình thức chọn mẫu phán đoán và định ngạch được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài. Lý do kết hợp cả hai phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời phải đúng nguồn thu thập thông tin và ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu và cho kết quả chính xác.
Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian.Tuy nhiên, hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác xuất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu. Theo giáo sư Nguyễn Thị Cành (2007), cho rằng chọn mẫu phi xác xuất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên không đại diện cho tổng thể.
Kích thước mẫu
Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsush (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100, còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200, Comery và Lê (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra những con số khác nhau với những nhận định tương ứng: 100 = tệ; 200 =
66
khá; 300 = tốt; 500 = rất tốt; 1000 hoặc hơn là tuyệt vời; và cũng theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả là 20 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố. Vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 20 x 5 = 100 số lượng quan sát.
Như vậy số lượng khảo sát từ 100 trở lên là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này. Kích thước mẫu thực tế cho nghiên cứu là 150.
Công cụ thu thập thông tin: Bảng câu hỏidưới dạng phiếu khảo sát. Tác giả nghiên cứu gửi phiếu khảo sát đến hầu hết những khách hàng đã mua, có ý định mua căn hộ và các nhà môi giới trên thị trường căn hộ để lấy ý kiến. Cuối cùng , dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Bảng câu hỏi (phụ lục A trang 96)
Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn được sử dụng thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Theo Ranjit Kumar (2005) việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu mang lại lợi ích là tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực. Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau. Bảng hỏi là công cụ nghiên cứu để chúng ta có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả.