7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi
3.2.1.1. Mô tả bảng câu hỏi
Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi:
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây để xây dựng các thang đo, từ thang đo này, bảng câu hỏi được phác thảo sơ bộ;
Bảng câu hỏi sơ bộ được tham khảo ý kiến của Thầy hướng dẫn và những người được tham gia thảo luận để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu;
Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.
Từ bảng câu hỏi khảo sát, cách thức thu thập thông tin trong nghiên cứu đề tài này được thực hiện:
Tác giả trực tiếp trình bày nội dung, hướng dẫn cách thức ghi thông tin vào bảng câu hỏi người được khảo sát, quy trình thu thập thông tin đảm bảo tín độc lập của mỗi đối tượng khảo sát và thời gian phát và thu lại bảng câu hỏi;
Xử lý thông tin: Sau khi thu lại bảng câu hỏi, cần kiểm tra cách ghi thông tin về người được khảo sát, sao đó mã hóa các mục hỏi thành các biến nhập dữ liệu với phần mềm SPSS. Cơ sở dữ liệu chưa thể đưa ngay vào phân tích vì có thể còn nhiều lỗi do nhập liệu hoặc hiểu sai lệch câu hỏi trong quá trình thu thập thông tin. Nên dữ liệu cần được làm sách và ngăn ngừa các lỗi sai phạm trước khi đưa vào phân tích kỹ thuật. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo nhằm tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu.
Các kỹ thuật cơ bản của mô tả dữ liệu:
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu: Khi tóm tắt đại lượng về thông tin chung như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, số năm sống hoặc làm việc tại TP.HCM,… thường dùng các thông số thống kê như tần số, trung bình cộng, tỷ lệ, phương sai, độ lệch chuẩn và các thông số khác. Những dữ liệu này biểu diễn bằng đồ họa hoặc bằng bảng mô tả dữ liệu giúp phân tích, so sánh thông tin chung.
Kiểm định giả thiết thống kê mô tả: Kiểm định Independent Sample T-test, kiểm định One – Way Anova cho biết trị trung bình giữa các nhóm để so sánh phỏng
64
đoán mức độ phù hợp dữ liệu thống kê mô tả, tồn tại mối liên hệ giữa các cập biến quan sát.
3.2.1.2. Thang đo
Đề tài nghiên cứu các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến thị trường căn hộ, đây là một dạng nghiên cứu mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, nên câu hỏi được khảo sát là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các phát biểu của người trả lời như rất không đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý, rất đồng ý.
Với mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, phân tích các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến thị trường căn hộ có thật sự tác động đến khách hàng và khách hàng có đồng ý đến những phát biểu không nên việc sử dụng dạng câu hỏi đóng với các lựa chọn trả lời thang đo Likert năm mức là phù hợp nhất. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng này, ta sẽ thấy được sự đồng tình ở từng nhân tố, ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời, thang đo Likert là thang đo khoảng nên có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Nhân tố Biến Thang đo
Thông tin chung
Thông tin phân loại
Giới tính Định danh
Độ tuổi Tỷ lệ
Nghề nghiệp Định danh
Số năm sống hoặc làm việc tại Thành phố Tỷ lệ
Thông tin chung về sự thỏa mãn của yếu tố kinh tế và tài chính tại TP.HCM
Likert 5 mức độ
Thông tin về sự thỏa mãn của yếu tố kinh tế, tài chính ở từng khía cạnh
Đánh giá chi tiết về mức độ thỏa mãn ở từng khía cạnh Các chỉ số đánh giá về thu nhập (GDP) Các chỉ số đánh giá về lạm phát (CPI) Các chỉ số đánh giá về lãi suất
Các chỉ số đánh giá về chính sách Các chỉ số đánh giá về tỷ giá
65