7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.2.1. Tình hình kinh tế các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu
Kinh tế Mỹ: Tình hình kinh tế Mỹ đã dần ấm lên sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhờ những chính sách tài khóa của chính phủ như mức thuế tăng và cắt giảm chi tiêu; thị trường nhà ở phục hồi; thị trường cổ phiếu phục hồi mạnh; thị trường lao động phục hồi khiến thu nhập của người dân tăng; và các doanh nghiệp đã tăng trưởng tốt. Với quan điểm kích thích tăng trưởng dự báo kinh tế Mỹ đạt mức 2,7% trong năm 2014 so với năm 2013 là 1,6%.
Khu vực Châu Âu: Tình hình kinh tế khu vực Châu Âu vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đặt biệt là ngành ngân hàng và khủng hoảng vỡ nợ quốc gia. Hiện nay khu vực Châu Âu, đặt biệt là Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát do Euro lên giá và rủi ro giảm.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển cũng như các biến động từ nền kinh tế của các quốc gia phát triển cũng đã, đang và sẽ tác động đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Với cuộc khủng khoảng tài chính và sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ công các nước Châu Âu đã thực sự ảnh hưởng đến nhiều nước. Vì các nước đã phát triển nền kinh tế thị trường và một nền tài chính phát triển đa dạng, nên một khi nền kinh tế của các quốc gia này biến động thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng do tham gia vào thị trường tài chính giữa các nước không ít thì nhiều như: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mua trái phiếu vào thị trường bất động sản của các nước.
Vì vậy, sự bất ổn nền kinh tế của các nước sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, trong đó có thị trường căn hộ TP.HCM. Hiện nay thị trường bất động sản (căn hộ) của Thành phố đang phải đối mặt với khủng hoảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều chính
20
sách nhằm phát triển thị trường. Và từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ mà đặc biệt là thị trường bất động sản có thể rút ra bài học cho thị trường bất động sản Việt Nam trong đó có thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình xử lý khủng hoảng trì trệ hiện nay:
Thứ nhất, củng cố niềm tin của chủ đầu tư, cơ quan nhà nước đối với người tiêu dùng vì khi khủng hoảng xảy ra người dân sẽ mất lòng tin vào thị trường, nền kinh tế. Giải pháp là ngân hàng nhà nước có thể hạ lãi suất với mong muôn giúp các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng kinh doanh;
Thứ hai, đưa ra các giải pháp xử lý khủng hoảng là đi từ nguyên nhân của vấn đề bất động sản để tìm ra giải pháp hiệu quả;
Thứ ba, việc xử lý khủng hoảng là công khai minh bạch các gói cứu trợ của Chính phủ. Các dự án trong gói kích thích kinh tế đều rất cụ thể và mọi người dân có thể theo dõi tiền ngân sách đã được giải ngân ra sao qua nhiều kênh.