Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến giá căn hộ tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 89)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

4.2.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bước tiếp theo ta tiến hành xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính. Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ở trên, ta sẽ đưa ra tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi qui đã điều chỉnh bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc (phương pháp Enter). Phần mềm xử lý số liệu cho ra phương trình hồi qui tuyến tính với các biến độc lập được đưa ra bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP); lạm phát; lãi suất; chính sách tài chính, pháp luật và biến phụ thuộc là tình hình kinh tế thành phố và việc thực thi chính sách tài chính ảnh hưởng đến giá căn hộ được viết như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4

Trong đó

Y: là biến phụ thuộc thể hiện sự đồng ý của khách hàng đối với yếu tố kinh tế, tài chính ảnh hưởng đến giá căn hộ

β0, β1, β2, β3, β4: là các hệ số hồi qui

X1, X2, X3, X4: là các biến độc lập theo thứ tự như trên (GDP, LP, LS, CS) Khi tiến hành phân tích hồi qui chúng ta thu được kết quả như sau:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi qui (tổng hợp mô hình)

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .824a .680 .671 .33602 1.547 a. Predictors: (Constant), CS, GDP, LS, LP b. Dependent Variable: Y

77

Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi qui (ANOVA)

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 34.722 4 8.680 76.880 .000b Residual 16.372 145 .113 Total 51.093 149 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), CS, GDP, LS, LP

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hệ số hồi qui

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.127 .234 -.544 .588 GDP .329 .047 .359 7.032 .000 .849 1.178 LP .362 .047 .422 7.665 .000 .730 1.370 LS .225 .051 .236 4.426 .000 .777 1.287 CS .143 .046 .162 3.082 .002 .803 1.246 a. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả)

Theo kết quả trên thì, hệ số bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square = 0.671 nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 67.1% điều này thể hiện sự biến thiên của các nhân tố độc lập giải thích được 67.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Đây là tỷ lệ khá cao, thể hiện sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Bảng kiểm định ANOVA cho thấy sự phù hợp của mô hình vì hệ số P- value (Sig) là 0.000 < 0.05. Hệ số Durbin-Watson của mô hình ở mức 1.546 thỏa mãn tiêu chuẩn (1<Durbin-Watson< 3), thể hiện không có sự tương quan của các nhân tố trong mô hình. Như vậy mô hình hồi qui là hoàn toàn phù hợp.

Xét bảng hệ số, chúng ta có thể thấy hệ số Sig của các nhân tố điều nhỏ hơn 0.05, vì vậy việc hồi qui được giữ nguyên mà không cần loại bỏ biến độc lập nào. Như vậy phương trình hồi qui có thể được viết như sau:

78

Y = 0.359 GDP + 0.422 LP + 0.236 LS + 0.162 CS Từ phương trình hồi qui chúng ta có thể thấy được:

Nếu nhân tố GDP có được sự thỏa mãn tăng thêm 1 đơn vị thì yếu tố kinh tế, tài chính sẽ tăng lên 0.359 đơn vị; nhân tố LP có được sự thỏa mãn tăng thêm 1 đơn vị thì yếu tố kinh tế, tài chính sẽ tăng lên 0.422 đơn vị; nhân tố LS có được sự thỏa mãn tăng thêm 1 đơn vị thì yếu tố kinh tế, tài chính sẽ tăng lên 0.236 đơn vị; nhân tố CS có được sự thỏa mãn tăng thêm 1 đơn vị thì yếu tố kinh tế, tài chính sẽ tăng lên 0.162 đơn vị.

Ngoài ra, việc đánh giá độ phù hợp của mô hình ta sẽ dùng các cộng cụ như tính hệ số xác định R2 , kiểm định F và kiểm định t. Trước tiên, hệ số xác định của mô hình trên là 0.680, thể hiện bốn biến độc lập trong mô hình giải thích được 68% biến thiên của biến phụ thuộc về sự thỏa mãn của yếu tố kinh tế, tài chính tác động đến thị trường. Với giá trị này thì độ phù hợp của mô hình khá cao.

Thêm nữa, việc xác định tầm quan trọng của biến nhân tố đến biến phụ thuộc dựa vào hệ số chuẩn hóa Beta (Standardized Coefficients). Từ kết quả thu được ta có phương trình hồi qui từ hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt (0.359; 0.422; 0.236; 0.162) của từng yếu tố ảnh hưởng tương ứng.

Tóm lại, với quá trình nghiên cứu này cho chúng ta biết được nếu muốn tăng cao sự tác động của yếu tố kinh tế, tài chính ảnh hưởng đến thị trường căn hộ thì phải tác động vào yếu tố nào cho phù hợp, khoa học và đạt hiệu quả tốt nhất của các nhà quản lý liên quan đến thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến giá căn hộ tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)