7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
5.2. CƠ SỞ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
So sánh với thực tế: khi nhóm yếu tố kinh tế là GDP tăng trưởng tốt nghĩa là thu nhập bình quân đầu người của từng người dân sẽ tăng lên, nó ảnh hưởng tốt đến giá căn hộ vì vậy khi muốn tác động đến giá thì Nhà nước cần phải xem xét đến yếu tố này như thế nào rồi mới tác động; nhóm yếu tố lạm phát tăng nghĩa là mức giá chung của các loại hàng hóa trong nền kinh tế tăng lên sẽ tác động đến thị trường căn hộ nhưng tác động này là làm cho thị trường trầm lắng, không giao dịch được chứ không tác động cùng chiều với thị trường nên Nhà nước cần có chính sách tài chính tiền tệ phù hợp để khắc phục tình trạng lạm phát tăng quá cao vì yếu tố này tác động mạnh nhất đến giá căn hộ nên khi Nhà nước muốn tác động đến yếu tố này cần phải xem xét đến những yếu tố khác; nhóm yếu tố lãi suất tăng hay giảm nghĩa là lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngân hàng tăng lên hay giảm xuống điều tác động đến giá nhưng một độ trễ nhất định vì đối với khách hàng hay nhà đầu tư thì yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vay nên chi phí này thấp sẽ có nhiều nhà đầu tư vay vốn để đầu tư vào thị trường, còn khách hàng có nhu cầu thực cũng sẽ vay mua nhà để ở điều này sẽ tác động đến thị trường và tác động của yếu tố này phải ngược chiều với giá; nhóm yếu tố chính sách tài chính, pháp luật ảnh hưởng đồng biến với giá căn hộ là khi chính sách của Nhà nước ban hành tác động trực tiếp đến thị trường thì ngay lập tức được giới đầu tư của thị trường phân tích, nhận định chính sách khi được thực hiện vì vậy cần những người làm chính sách phải thực sự có năng lực, am hiểu tình hình thực tế để chính sách ra đời tác động tốt đến thị trường và làm cho thị trường phát triển mạnh và bền vững.