Lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến giá căn hộ tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 61)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.2. Lạm phát

Bảng 2.3: Lạm phát của TP.HCM và cả nước năm 2011-2013

Năm TP.HCM Cả nước

2011 15,86% 18,13%

2012 4,07% 6,81%

2013 3,67% 6,04%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lạm phát và thị trường nhà đất thường không có mối liên hệ trực tiếp. Mà mối liên hệ của nó được phản ánh qua các chính sách tiền tệ, tình trạng của nền kinh tế và tâm lý kỳ vọng của người dân.

Lạm phát cao thường là biểu hiện của sự tăng cung tiền quá mức, hiệu quả kinh tế kém dẫn đến thị trường nhà đất sẽ gặp khó khăn.

2.3.2.1. Thực trạng lạm phát năm 2011 ảnh hưởng đến giá căn hộ TP.HCM

Lạm phát của Thành phố tăng hay giảm nó phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của cả nước nên năm 2011 kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến lạm phát tăng cao. Bắt đầu quý 1/2011 tỷ lệ lạm phát tăng 6,12% so với cùng kỳ đã dấy lên tình trạng lạm phát cao. Nguyên nhân là do tiền tệ đã được nới lỏng trong một thời gian dài và dưới tác động của tăng tỷ giá VND đầu năm, giá xăng dầu, điện đã hai lần tăng cao, lên đến 20%, giá của nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cũng tăng 19,66% do chịu ảnh hưởng của tăng giá chất đốt, thép xây dựng, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng khác đã góp phần cho lạm phát Việt Nam cả năm 2011 là 18,13% so với đầu năm. Trước tình hình trên, Chính phủ đã đề ra chủ trương với các biện pháp mạnh. Trong đó, có việc NHNN thắt chặt tín dụng là điều đã và đang thể hiện rõ nét trên thị trường tài chính. Nó khiến nhiều nhà đầu tư e dè hơn trong việc đầu tư vào thị trường BĐS, các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm nguồn vốn và vô hình chung việc "siết" cho vay của NHNN sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của những người có thu nhập ổn định cần nhà ở. Sự bùng nổ của lạm phát đã khiến thị trường nhà đất lao dốc. Năm 2011, thị trường bất động sản đã chứng kiến tất cả những gì gọi là bất lợi. Thị trường suy giảm

49

giao dịch, giá giao dịch giảm, các công trình khởi công giảm, các công trình kết thúc đầu tư giảm, nguồn tiền vận hành vào thị trường giảm. Các doanh nghiệp nhà nước không có chức năng chính là kinh doanh bất động sản đã thoái vốn khỏi lĩnh vực đầu tư bất động sản… Nhiều cuộc hội thảo nhằm tháo gỡ khó khăn đã được tổ chức, nhiều kiến nghị giải cứu đã được đề cập, nhiều cảnh báo thị trường đổ vỡ đã được đưa ra.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện chỉ số giá năm 2011 ảnh hưởng đến giá căn hộ

3.3.2.2. Thực trạng lạm phát năm 2012 và 2013 ảnh hưởng đến giá căn hộ

Lạm phát đã giảm đáng kể từ năm 2011- 2013 điều này nói lên rằng lạm phát năm 2012 và năm 2013 không còn (dưới một con số) nên sẽ không ảnh hưởng đến thị trường căn hộ. Mà nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến thị trường là hậu quả của việc kiềm chế lạm phát của Chính phủ cũng như việc đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát qua các năm. Nghĩa là, trong ngắn hạn khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng và làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế.

1,98 1,74 2,09 2,17 3,3 2,21 1,09 1,17 0,93 0,82 0,36 0,39 0,53 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 Chỉ số giá tiêu dùng từ 12/2010 - 12/2011 (%)

50

Bảng 2.4: Tốc độ tăng GDP và CPI trong giai đoạn 2007 - 2013 (%)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

GDP 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,25 5,42

CPI 12,6 19,89 6,52 11,75 18,13 6,81 6,04

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung, tình hình đã có những chuyển biến tích cực, các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã được phát huy hiệu quả; tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với khủng hoảng, trầm lắng, diễn ra với hầu hết các phân khúc bất động sản. Còn đặc điểm của ngành bất động sản Việt Nam là chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp mà quên mất đi phân khúc nhà giá rẻ đã khiến cho lượng hàng tồn kho ở phân khúc cao cấp tăng cao khi nền kinh tế và sức mua suy giảm. Trong khi đó, người có nhu cầu thực về nhà ở lại không thể mua được nhà do số lượng nhà vừa túi tiền rất hạn chế. Nghịch lý trên thị trường bất động sản vẫn hiện hữu rõ rệt. Bất động sản giá cao tồn đọng gắn với nợ xấu của các ngân hàng, nhà đầu tư dự án đã giảm giá mạnh mẽ nhưng vẫn không có giao dịch. Người lao động có nhu cầu rất cao về nhà ở giá rẻ nhưng lại thiếu cung. Và câu hỏi được đặt ra: Làm gì để giải quyết kho BĐS giá cao tồn đọng và làm gì để tăng cung phân khúc bất động sản giá rẻ phục vụ nhu cầu ở của người lao động? vấn đề này được đặt ra từ đầu năm 2013. Dù nhiều khó khăn và thách thức vẫn đang bao vây, nhưng thị trường bất động sản đang có những tia sáng về sự hồi phục mạnh mẽ cho đến thời điểm cuối năm 2013 với những chính sách cụ thể của Chính phủ.

Như vậy, giữa lạm phát và sự khởi sắc của thị trường nhà đất chúng ta thấy đều có chung yếu tố là chính sách tiền tệ. Khi chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp thì người dân và doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với tiền sẽ đổ vào kênh đầu tư bất động sản khiến cho thị trường này khởi sắc.Tuy nhiên, việc bơm tiền nhiều ra nền kinh tế và lạc quan tiêu dùng quá mức thường làm cho lạm phát tăng mạnh. Lúc đó, NHNN sẽ buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này có tác dụng ngược lại sẽ làm cho thị trường bất động sản sụt giảm.

51

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến giá căn hộ tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)