Ảnh hưởng của văn học nữ quyền thế giớ

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 27 - 31)

Về văn học, lịch sử phát triển của văn học nữ quyền thế giới luôn ghi nhận công lao to lớn của các nữ văn sĩ trong việc làm thay đổi nhận thức của xã hội về quyền lợi, khả năng, giá trị… của người phụ nữ. Ngay từ những năm 1890, nữ kịch tác gia Pháp Olempe de Coarges đã phát biểu Tuyên ngôn về quyền lợi phụ nữ gồm 17 điều. Năm 1792, Mary Wollstonecraft viết công trình Biện hộ cho nữ quyền. Năm 1872,

Alexandre Dumas công bố luận văn Bàn về phụ nữ. Những công trình này đã có tác động khá lớn đến sự phát triển của phong trào nữ quyền trên tất cả các mặt, trong đó, có văn học. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các công trình lý luận liên quan đến phụ nữ, văn chương giới nữ liên tiếp xuất hiện, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nữ quyền thế giới. Năm 1949, tác phẩm Giới thứ hai của Beauvoir ra mắt công chúng như một quả bom phát nổ. Đây được coi là tác phẩm lý luận dẫn đường cho phong trào phụ nữ hiện đại Pháp. Đây là một công trình lý luận triết học về phụ nữ, xuất phát từ quan điểm nam nữ bình quyền. Qua lý luận của mình, Beauvoir quả quyết rằng: phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và vì thế có thể nâng cao vị thế của mình lên. Bà chỉ ra rằng phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái “tôi” của mình, trước hết bằng cách cho phép mình vượt lên bằng những hướng đi tự do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động giống như nam giới. Rõ ràng, những gì Beauvoir luận giải thách thức không ít những quan điểm về phụ nữ đã tồn tại từ lâu và khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ. Về mặt văn học, tác phẩm Giới thứ hai “trở thành tác phẩm mở đường, được coi như cuốn “kinh thánh” của nhiều thế hệ nhà văn. Nó đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến dòng “văn học giải phóng” sau đó. Nhiều phụ nữ tự cho phép mình sáng tác vì Simone de Beauvoir đã làm điều đó”[]. Vào thập niên 50 xuất hiện những nữ tiểu thuyết gia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Simone de Beauvoir tập trung viết về nhu cầu giải phóng phụ nữ và về những áp bức đối với người phụ nữ như Colette Audry, Christine Rochefort, Claire Etcherelli… Một gương mặt nhà văn nữa có ảnh hưởng đến văn học nữ quyền thế giới và văn học Việt Nam là Hélène Cixous. Sự nghiệp sáng tác mới bắt đầu cách đây bốn mươi năm, Cixous đã có 26 sáng tác, 10 tiểu luận và 9 vở kịch cùng nhiều bài báo có giá trị ảnh hưởng lớn. Với những tác phẩm văn học giàu tính trí tuệ tiêu biểu là bài viết

Tiếng cười của nữ thần Medusa trên L’Arc số 45 năm 1975, Hélène Cixous khẳng

định một tính cách phụ nữ điển hình. Ảnh hưởng bởi thuyết Phân tâm học, những tác phẩm văn học của bà đồng thời cũng là những nghiên cứu về sự khác biệt giới tính, đề cao những đặc trưng nữ tính [46]. Bà nhấn mạnh xu hướng văn học thể xác, “khẳng định khả năng nghiên cứu, sáng tạo của người phụ nữ, đề cao giá trị thẩm mĩ của văn học nữ và kết luận rằng phụ nữ không phải là nhà văn “loại hai” sau đàn ông” [46]. Hélène Cixous cũng chủ trương: văn chương cũng là một vũ khí quan trọng trong công cuộc giải phóng phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ phải dùng cây bút để đấu tranh tư tưởng, giải phóng chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung [46]. Ngoài ra, một gương mặt

nhà văn nữ cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nữ quyền thế giới (đặc biệt, tư tưởng của bà rất gần gũi với nội dung sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam sau 1986) là Marguerite Duras. Trong sáng tác, Duras đi tới xu hướng khẳng định tương lai là của phụ nữ, nam tính chỉ là một thứ yếu đuối, què quặt. Tuy nhiên, tác phẩm của bà vẫn thể hiện xu hướng chung của văn học nữ quyền là khát khao kiếm tìm mẫu hình đàn ông lý tưởng (dẫu rằng vô vọng). Trong những năm gần đây, Doris Lessing cũng là gương mặt nhà văn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học thế giới, nhất là khi bà giành giải Nobel văn chương năm 2007. Doris Lessing viết nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại và khai thác nhiều đề tài. Tuy nhiên, công trình có thể coi là vĩ đại nhất trong sự nghiệp văn học của bà là Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook) xuất bản năm 1962. Tất cả đã tái hiện cuộc sống của một người phụ nữ tự do đã thử nghiệm bản thân trong các xung đột về công việc, tình yêu, tình dục, về sự trưởng thành và cả chính trị. Tác phẩm được coi như tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền mặc dù bản thân tác giả không hề có chủ đích để cuốn sách mang thông điệp chính trị. Từ thập niên 1980 trở lại đây, văn học nữ thế giới đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Nhà văn nữ hiện nay không chỉ là một bộ phận mà còn là niềm vinh quang cho một nền văn học. Trong văn học phương Tây, trường hợp của Toni Morrison (Nobel 1993), Elfriede Jelinek (Nobel 2004), Doris Lessing (Nobel 2007)… hay của J.K Rowling với bộ truyện Harry Potter, Stefenie Mayer với Chạng

vạng… khẳng định mạnh mẽ điều ấy. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò

của người phụ nữ và vấn đề bình đẳng nam nữ nhưng tất cả các tác phẩm của các nhà văn nữ trong văn học phương Tây thế kỷ XX đều góp phần lật đổ những quan niệm nam quyền ấu trĩ, khẳng định vị trí của phụ nữ trong xã hội. Về lĩnh vực văn chương, bản thân những tác giả nữ cũng khẳng định trí tuệ, khả năng sáng tạo của họ. Đó cũng là những minh chứng rõ nhất về tài năng của người phụ nữ trong văn học và trong các lĩnh vực khác.

Ở Châu Á, phong trào nữ quyền in dấu ấn mạnh mẽ trong sáng tác của các nhà văn Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Trung Quốc, sau phong trào Ngũ tứ, văn đàn xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ chịu ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới, tiêu biểu như Băng Tâm, Đinh Linh… Từ cuối những năm 1970, 1980, văn học nữ quyền Trung Quốc đã xuất hiện những tác giả nổi tiếng như Trương Khiết, Trương Ái Linh, Thẩm Dung, Dương Giáng, Vi Quân Nghi, Tông Phác, Như Chí Quyên, Trịnh Mẫn... Tác phẩm văn học nữ quyền giai đoạn này thể hiện ý thức giải phóng tư tưởng, khát

vọng tình yêu tự do và kêu gọi ý thức nữ quyền. Trong số đó, tác phẩm của Trương Khiết, Trương Ái Linh, Thẩm Dung có ảnh hưởng hơn cả khi nó chuyển tải thông điệp mạnh mẽ: cần xóa bỏ những ràng buộc truyền thống, hướng ra xã hội, giành quyền bình đẳng nam nữ. Năm 1995 có thể xem là năm phát triển huy hoàng nhất của văn học nữ quyền. Sự xâm nhập ồ ạt của lý luận chủ nghĩa nữ quyền phương Tây, môi trường sáng tác dân chủ, rộng mở cũng như sự thay đổi quan niệm thẩm mĩ của độc giả khiến văn học nữ quyền có sự thay đổi to lớn. Xem xét lại quan niệm truyền thống coi nam giới là trung tâm, khôi phục địa vị người phụ nữ, biểu hiện không gian và thời gian đời sống nữ giới... là nguyện vọng chung của các tác giả nữ quyền. Nó thể hiện sự bừng tỉnh cái “tôi” dữ dội của người phụ nữ như thế bởi họ bị đè nén quá lâu rồi. Gần đây, trào lưu văn học nữ Linglei bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc. Các cây bút nữ Linglei gần như tái hiện chính mình trên trang sách. Tác phẩm của Vệ Tuệ, Xuân Thụ, Cửu Đan, Miên Miên, An Ni Bảo Bối... được dịch và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam đã gây những chấn động không nhỏ trong đời sống phê bình, sáng tác và thưởng thức văn học. Hình mẫu các cô gái tự do, nổi loạn, mạnh mẽ, chủ động trong cuộc sống mà các tác giả Linglei tái hiện là nguồn cảm hứng cho các nhà văn 8x, 9x Việt Nam xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình.

Hòa cùng văn học nữ quyền thế giới, văn học Nhật Bản hiện đại cũng có nhiều nhà văn nữ đề cập đến nữ quyền như Yoshimoto Banana, Yamada Amy, Kanehara Hitomi, Ogawa Yoko…Yoshimoto Banana chấp nhận mọi phản ứng của người phụ nữ chống lại sự áp chế của nam quyền, kể cả những hành vi mà xã hội Nhật Bản lên án hay dè bĩu, như ngoại tình, đồng tính luyến ái. Nhân vật nữ của cô bao giờ cũng muốn "xỏ mũi" phái nam mà dắt đi, "chơi trội" hơn phái nam, có bản lĩnh hơn, có tư tưởng và ít chịu bó mình trong khuôn khổ luân lý, đạo đức "lạc hậu" của xã hội như phái nam. Cô có thể được xem là một tiếng nói hiếm hoi của nữ quyền trong xã hội Nhật Bản vốn trọng luân lý, “tòng thuộc”. Trong không khí giao lưu mở rộng với văn hóa, văn học thế giới ở nước ta sau 1986, văn học Trung Quốc và văn học Nhật Bản hiện đại đã có ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt đến các thế hệ nhà văn nữ 8x, 9x.

Như vậy, có thể thấy, cùng với tác động từ văn hóa, văn học dân tộc, những ảnh hưởng của Chủ nghĩa nữ quyền thế giới đã góp phần tạo nên những tiền đề tổng hợp thúc đẩy sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986. Tuy rất khó để “định tính”, “định lượng” sự ảnh hưởng này nhưng có thể thấy, bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX (và thể hiện rõ nhất từ năm 1986 đến nay), ở Việt

Nam, các nhà văn nữ đã có sự thay đổi sâu sắc về tư duy sáng tác (theo hướng lấy người nữ làm trung tâm), kiểu hình nhân vật nữ, cách thức thể hiện vấn đề tính dục, cách mô tả về thân thể nữ, thái độ đối với trật tự nam quyền... Dù có những lúc sa vào cực đoan (ví như đánh đổi “nữ tính” với “nữ quyền”) nhưng sự ảnh hưởng ấy rõ ràng đã tạo nên một sự nối kết giữa văn học nữ nước ta sau 1986 với văn học nữ quyền thế giới, làm cho những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác trở nên sâu sắc và có tính hệ thống hơn.

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 27 - 31)