Từ xu hướng đả phá, hạ bệ…

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 102 - 114)

Dù văn hóa Việt Nam là nền văn hóa vận hành theo “nguyên lý Mẹ”, trọng Mẫu nhưng song song với đó là ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng nam quyền, phụ quyền của Nho giáo. Trong truyền thống, việc tôn trọng người phụ nữ không đồng nghĩa với việc người đàn ông bị đả phá, hạ bệ. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng “trọng nam” của Nho giáo, lại liên tiếp trải qua chiến tranh, từ nghìn năm phong kiến Bắc thuộc đến chiến tranh chống Pháp, Mỹ thời hiện đại nên người đàn ông với những thế mạnh nổi bật của giới mình đã khẳng định vị trí, vai trò trụ cột trong gia đình và xã hội. Văn học truyền thống ít khi hạ bệ, đả phá người đàn ông (dù không phải không có những nhân vật đàn ông xấu nhưng đó chỉ là những nhân vật đại diện cho cái ác, cái xấu chứ không phải là nhân vật đại diện cho giới tính – trong tương quan giới nam/nữ). Trong sáng tác của các nhà văn nam (và cả nhà văn nữ như Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm) người đàn ông luôn được tái hiện dưới hình tượng đấng “tu mi nam tử”, người quân tử, bậc anh hùng… đẹp đẽ và đáng kính.

Trong văn học truyền thống, sự đả phá, hạ bệ nam quyền - mà đại diện là hình tượng người đàn ông có lẽ không đâu mạnh mẽ như dưới ngòi bút của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Trong thơ Hồ Xuân Hương, người đàn ông hiện lên thật kém cỏi: “Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ/Lại đây cho chị dạy làm thơ”; lúc nực cười: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông”. Đức ông chồng cũng mất tính tôn nghiêm, đạo mạo khi xuất hiện trong thơ của bà: “Chàng Cóc ơi chàng Cóc ơi/Thiếp bén duyên chàng có thế thôi” (Khóc Tổng Cóc). Nữ sĩ luôn lấy cái nhìn “ghé mắt”, “liếc mắt” giễu cợt, mai mỉa để nhìn về nửa kia và đã có lúc, Hồ Xuân Hương thẳng thắn thách thức nam quyền – đàn ông về tài năng, bản lĩnh của bản thân mình: “Ví đây đổi phận làm trai được/Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Đề đền Sầm Nghi Đống). Sự thách thức cũng đồng thời là sự hạ bệ không nương tay của nữ sĩ trước sự tầm thường, vô giá trị của bậc làm trai. Trong bối cảnh thời trung đại, cái nhìn của Hồ Xuân Hương về nam quyền không chỉ thể hiện thái độ mỉa mai, trào lộng mà nó còn là sự “tuyên chiến” của bà với cả một “giá trị”, một hình mẫu ngàn đời của xã hội cũ (đấng tu mi nam tử) để khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của người phụ nữ.

Trong văn chương trào phúng cuối thời trung đại và văn học hiện thực phê phán thế kỷ XX có xây dựng những nhân vật nam mang bản chất xấu xa, đê tiện nhưng đó không phải là cái nhìn đối với trật tự nam quyền bởi không hẳn cứ xây dựng những nhân vật nam tiêu cực là đả phá, hạ bệ nam quyền nếu trong tác phẩm không đề cập đến vấn đề “giới”, không đặt người đàn ông trong mối tương quan với người phụ nữ. Xem xét như vậy thì sẽ thấy, trừ một vài trường hợp đặc biệt thì trong văn học trước năm 1986, việc bênh vực người phụ nữ thường không đi kèm với hệ quả đả phá nam quyền. Dường như các tác giả luôn tìm cách “gán tội” cho một đối tượng lớn hơn, trừu tượng hơn chính là xã hội cùng với những thiết chế, hủ tục khắc nghiệt của nó. Người đàn ông vô can, đứng ngoài trật tự nam quyền. Tư tưởng đả phá, hạ bệ người đàn ông lại càng không có.

Sau 1986, cả nhà văn nam và nữ đều ý thức được những hạn chế khắc nghiệt của trật tự nam quyền. Trong tác phẩm của họ, nó là biểu tượng cho thứ trật tự cao ngạo đã trở thành hủ tục, lạc hậu. Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng là những nhà văn nam đi tiên phong trong việc lật tẩy những “góc tối” đó. Tuy nhiên, các nhà văn nữ, với tư cách nhà văn và cả chủ thể trải nghiệm, mới là những người ý thức sâu sắc trật tự nam quyền như một thế lực vô hình giam hãm nhiều thế hệ phụ nữ trong những cuộc đời mờ nhạt, nấp bóng “nam tử”. Để đấu tranh chống lại nó, các tác giả - đặc biệt là các tác giả nữ đã tìm đến con đường ngắn nhất, nhanh nhất và cũng táo bạo nhất chính là hạ bệ chân dung người đàn ông. Trong sáng tác của các nhà văn nữ trẻ như Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Quỳnh Trang, Từ Nữ Triệu Vương… đến sáng tác của các nhà văn “già dặn” hơn một chút như Phạm Thị Hoài, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân… đều ít nhiều có xu hướng khám phá, biểu hiện những hạn chế của người đàn ông và trật tự nam quyền bằng cái nhìn thiếu thiện cảm.

Trước hết, người đàn ông đại diện tiêu biểu của văn hóa nam quyền, tư tưởng nam quyền là hệ quả của một nền văn hoá coi trọng đàn ông. Nền văn hoá này có bề dày lịch sử, có sức mạnh lớn lao, bởi thế, mọi nam giới sinh ra như đã được “mặc định” đâu đó thói tính này. Trong nhiều tác phẩm của các nhà văn nữ, người đàn ông được xây dựng như là hình ảnh đại diện cho văn hóa nam quyền với những biểu hiện gia trưởng, cực đoan, tàn nhẫn, thô lỗ. Tác phẩm Người đàn bà kể chuyện của Lý Lan, các nhân vật như ông Đạo, người bố, thầy giáo đều coi việc Tho mất trinh tiết khi còn bé là một hệ trọng đối với đạo đức, phẩm hạnh người nữ, bởi thế mà Tho khô héo, cô đơn, bị khinh bỉ. Trong Tai nạn, nhân vật Thanh chỉ vì nghĩ dư luận coi mình là “thằng đểu” nên dù không yêu thương Cẩm nhưng cũng bắt buộc Cẩm phải đồng ý chấp nhận lễ cưới của mình, bất chấp thái độ phản kháng của Cẩm. Tư tưởng này còn nhận thấy

qua bóng dáng người dượng của Yên trong Tháng chạp, người chồng của “tôi” trong

Hồi xuân, Đường dài hạnh phúc ... Người chồng trong Dị mộng không đồng cảm với

vợ, anh quan tâm tới công việc, tới giờ làm, xem giấc mơ của vợ chỉ là những trò chẳng để làm gì cả. Ted trong Tiểu thuyết đàn bà khi “lên giường” với vợ thì áp đặt, coi vợ là vật sở hữu độc tôn, quỵ lụy, phục tùng... Lý Lan không đả phá chân dung người đàn ông cụ thể mà hướng đến lên án một trật tự xã hội đã nô dịch người phụ nữ bằng thứ “vô thức tập thể”.

Một số tác giả nữ tập trung khám phá, bộc lộ sự mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài đạo mạo, đầy lý tưởng với bản chất giả dối, hèn kém, tầm thường ở người đàn ông. Đó là hình ảnh nhân viên ngoại giao có tầm cỡ với niềm say mê sưu tập giấy vệ sinh, là thầy giáo a-ma-tơ mang với kiểu kiến thức “bơ là loại thịt người ta đóng vào ống bơ đem ra chợ bán” (Thiên sứ), là thầy AK tiếng tăm và các đệ tử vốn đầy ảo tưởng, không có trách nhiệm với bản thân, với xã hội (Thầy AK, kẻ sĩ Hà Thành) trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài. Cũng như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê mạnh dạn nhìn nhận trực diện những thói tật xấu xa, giả dối của những trí thức, những kẻ có chức có quyền (Ronan Keating, Cơn mưa cuối mùa, Bi kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại). Trong Dạo đó

thời chiến tranh của Lê Minh Khuê, Thắng là người đã từng mang “cái phong độ của

một người đàn ông chỉ huy” [50; 151], tuy là người anh hùng trong chiến trận nhưng lại là kẻ chiến bại thảm hại trong cuộc sống đời thường. Anh chẳng những “bạc nhược đến mức không xoay nổi một đời sống tử tế cho vợ con” [50; 152], mà còn ươn hèn vì “sợ một phép người đàn bà hàng xóm” [50; 152]. Tuy trong bụng khinh miệt mụ ta nhưng hằng ngày gặp vẫn phải nói lời nịnh bợ, gọi mụ ta là “bà chị kính mến” [50; 152], trong khi đó ở gia đình anh ta lại luôn văng ra những lời cục súc, tàn nhẫn với vợ con. Trong sáng tác của Y Ban cũng xuất hiện những mẫu hình quan chức lớn nhưng lại bần tiện đến mức mang cả bịch sữa từ bữa tiệc chiêu đãi về nhà hay vị giáo sư văn hóa có những hành động thiếu văn hóa trong tình dục (Tự), là vị quan chức phải nhờ vợ làm hộ toán trong lớp bổ túc văn hóa (Xuân Từ Chiều)… Nguyễn Thị Thu Huệ đã rất tỉnh táo khi nhìn nhận bản chất của người đàn ông hiện đại: dù là ai thì họ cũng đầy những thiếu khuyết: “Những anh chàng thương gia thì lạnh lùng, thô lỗ. Chàng Việt kiều thì ki bo, bủn xỉn. Nhà thơ thì yếu đuối, bệ rạc” (Tình yêu ơi ở đâu - Nguyễn Thị Thu Huệ). Khi bản chất bị lột trần, hình ảnh người đàn ông trở nên tầm thường và gây cảm giác hụt hẫng, phá tan ảo tưởng của chúng ta về một hình mẫu đáng tôn kính.

Trong quan hệ gia đình, người đàn ông thường không làm tròn phận sự người chồng, người cha. Họ hoặc là những người yếu đuối, vô trách nhiệm, thờ ơ với vợ con (Xuân Từ Chiều - Y Ban) hoặc là “suốt ngày hết nằm ườn lại lê lết hết quán nọ hàng

kia ăn nhậu rồi cắm nợ”, phải ăn bám nhưng lại nhẫn tâm hành hạ người đàn bà nhỏ thó (Đôi mắt miền Tây - Võ Thị Hảo). Hơn thế, trong gia đình, người đàn ông là hiện thân của bản tính gia trưởng, độc đoán đến mức tàn bạo. Đó là kẻ ban ngày thì thiu thiu ngủ, đêm đến thì “sùng sục rít thuốc, đá thúng đụng nia, và chửi rủa chì chiết” (Đường

về trần - Võ Thị Hảo), là Ted khinh thường và biến vợ thành vật sở hữu (Tiểu thuyết đàn bà - Lý Lan) hoặc là người độc đoán đến mức săm soi từng milimet trên người của

vợ để phát hiện dấu vết ngoại tình (Dòng sông hủi – Đỗ Hoàng Diệu)… Đó cũng là những người chồng gây thất vọng bởi bản chất tầm thường kiểu nông dân cố hữu (Chồng tôi – Y Ban), phụ tình, bội bạc (Chuông vọng cuối chiều, Khăn choàng sương - Võ Thị Hảo), nhẫn tâm hắt hủi người vợ bị bệnh cùi (Phiên chợ người cùi – Võ Thị Hảo)…Ba người chồng trong Xuân Từ Chiều (Y Ban) đều là hiện thân cho những thiếu khuyết mà người phụ nữ không thể chấp nhận: vô tích sự và vô trách nhiệm (chồng Từ), không thỏa mãn đời sống sinh lý (chồng Xuân), độc đoán, gia trưởng, mất nhân tính (chồng Chiều). Những người đàn bà trong sáng tác của Y Ban thường phải sống trong thế giới đầy rẫy đàn ông nhưng lại thiếu vắng bóng dáng người đàn ông đích thực. Trật tự nam quyền mà người đàn ông thiết lập trở thành một nỗi thất vọng, một nỗi sợ hãi đầy ám ảnh đeo bám cuộc đời người phụ nữ, buộc họ phải lựa chọn: ly hôn để từ bỏ hoặc chịu đựng để bị bạo hành (cả thể xác và tinh thần) cả đời. Do vậy, dù là nhân vật phụ nhưng trong tác phẩm của các nhà văn nữ, nhân vật nam là đại diện cho nền văn hóa phụ quyền đầy tính áp chế: luôn muốn phán xét, kết tội người khác; luôn muốn áp đặt, thống trị, sở hữu; bảo thủ, độc đoán gia trưởng; quyết liệt, lý tính, tàn nhẫn... Họ hiện diện trong tác phẩm không với tư cách một cá nhân cụ thể mà là hiện thân cho nền văn hóa nam quyền. Chính vì vậy, nhân vật nam vừa là “phông nền” cho sự xuất hiện nhân vật nữ, vừa là sự đối nghịch, lực cản với nhân vật nữ trong quá trình đi tìm và khẳng định vai trò chủ thể của giới mình.

Đặc biệt, sự xấu xí, tư tưởng nam quyền – người đàn ông được thể hiện rõ nét khi các tác giả dặt người đàn ông trong tư cách người tình. Phổ biến trong tác phẩm của các chị là hình ảnh những người đàn ông phản bội, quên ơn nghĩa, ích kỷ, ti tiện, giả dối, thờ ơ, vô trách nhiệm trong tình yêu, trong gia đình… Kiểu người tình nhân phụ bạc xuất hiện phổ biến trong những sáng tác của Y Ban. Đó là chàng tình nhân lợi dụng cô gái trẻ nuôi mình ăn học rồi có một ngày “chàng lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà của tôi nhưng không quên mang theo vi tính, xe máy và điện thoại di động” (Ai chọn dùm

tôi), là người đàn ông sau khi thành đạt đã từ bỏ người đàn đà xấu xí để về với gia đình

của mình (Biển và người đàn bà xấu xí) để chị kết cục phải gieo mình xuống biển. Người đàn ông trong sáng tác của Võ Thị Hảo như Con dại của đá, Khát của muôn

đời, Nàng tiên xanh xao, Khăn choàng sương, Tim vỡ, Chuông vọng cuối chiều cũng

là người tình nhân bội bạc, lợi dụng rồi bỏ rơi người đàn bà, thậm chí đã nhẫn tâm đẩy người yêu cho bạn bè cưỡng đoạt (Cáo Tờ Quẩy trong Con dại của đá). Trong đó, truyện ngắn Tim vỡ đã tập trung lột tẩy bản chất ích kỉ, tàn nhẫn của tư tưởng nam quyền mà đại diện là các nhân vật người cha, người anh, người chồng. Cái chết của người con gái đã phản ánh một sự thực tàn nhẫn trong cách ứng xử của người đàn ông với giá trị của người phụ nữ: giá trị ấy không nằm ở tâm hồn mà chỉ là vẻ đẹp thân xác. Nếu không có vẻ đẹp thân xác thì người phụ nữ trở thành “vô giá trị”. Thế giới nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ, bên cạnh những người đàn ông lý tưởng vẫn có không ít người tình nhân đểu giả, lọc lừa. Có những người đàn ông, trong thực chất là người không chung thuỷ với vợ song vẫn cố giữ vẻ bề ngoài của một người chồng tử tế, đứng đắn. Với ngòi bút miêu tả tâm lý, Nguyễn Thị Thu Huệ trong Cầu thang đã để cho người đàn ông này tâm sự: “Tôi có sẵn một tập phong bì trong đó có 50.000 đồng, cứ tối nào đi em út, tôi phải thủ vài cái để đêm về đưa cho mụ béo, bảo là đi họp được tiền” (Cầu thang – Nguyễn Thị Thu Huệ). Chẳng cần bình luận gì thêm bởi người đàn ông này đã tự lột mặt. Khánh trong Sơ ri đắng còn tàn nhẫn đến táng tận lương tâm khi bỏ Phượng để gây ra cái chết thảm thương cho người thiếu nữ chưa kịp làm mẹ, vậy mà vẫn thản nhiên triết lý: “đàn bà là đàn bà. Thế thôi” (Sơri đắng – Nguyễn Thị Thu Huệ). Có những người đàn ông núp danh những người có học thức cao để lừa gạt con gái. Khi phá hoại cuộc đời các cô gái rồi thì cao chạy xa bay hoặc tìm đủ lý do để hắt hủi. Người đàn ông trong Hậu thiên đường đã lợi dụng và lừa gạt một cô bé mới 16 tuổi đầu đang háo hức bước vào đời với bao vẻ sáng trong. Hắn “đã có một vợ hai con lại còn bòn rút từng nghìn của một đứa bé con. Hắn vừa được con bé, vừa được năm xu một hào còn bản thân chẳng mất gì cả”. Chẳng những lừa lọc mà hắn còn ti tiện, bủn xỉn “Mua xà phòng chỉ thích loại to, rẻ, bền” còn đi ăn sáng thì chỉ “ăn xôi cho chắc dạ” ” (Hậu thiên đường – Nguyễn Thị Thu Huệ)… Đáng sợ hơn có kẻ như Vỹ trong Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh còn vô trách nhiệm, vô lương tâm trước hậu quả của chính mình: “Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển. Vui lắm và nắng lắm” (Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh).

Trong sáng tác của các nhà văn nữ, có một kiểu đàn ông tưởng chừng rất lý tưởng: có học thức, chung thủy, kiếm được nhiều tiền, vun vén cho gia đình. Điều đáng chê trách ở họ có chăng chỉ là sự tẻ nhạt, vô vị, quá giản đơn: “Chị bảo những người đàn ông đi qua đời chị giống như những món ăn. Nạc ra nạc đến thành bã. Mỡ thì chảy ra thành nước đến buồn nôn. Mặn chát mồm mà nhạt đến tanh. Vì thế nên chị chẳng yêu ai lâu” (Hoàng hôn màu cỏ úa – Nguyễn Thị Thu Huệ). Sự vô tâm làm họ trở

thành lạc lõng bên cạnh những người phụ nữ vốn đa sự, đa đoan, đa cảm. Lan trong

Một nửa cuộc đời của Nguyễn Thị Thu Huệ từng nhận xét về chồng: “anh ấy tròn trịa

như một hòn bi ve (…) Hải đơn giản tốt bụng đến phát ghét” (Một nửa cuộc đời – Nguyễn Thị Thu Huệ). Đặc biệt đối với những mong ước được thỏa mãn về thể xác, những người chồng càng không có đủ sự tinh tế để hiểu được: “Anh không nghe thấy

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w