Cao vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 68)

3.2.2.1. Đề cao vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ

Cũng như tinh thần, hình thể là một phần không thể thiếu tạo nên hình tượng nhân vật một cách toàn diện. Với người phụ nữ, vẻ đẹp hình thể cũng là một phần “giá trị”, tạo nên nét đặc trưng khu biệt giữa nữ giới và nam giới. Hơn thế, xem người phụ nữ là đối tượng thẩm mĩ trung tâm của văn học sẽ không tránh được việc phải xem xét, phản ánh hình thể bởi xét cho cùng, đó cũng là một phương diện thẩm mĩ. Hình thể cũng nói được bao điều có ý nghĩa chứ không đơn thuần chỉ là thân xác, dục tính.

Các nhà phê bình nữ quyền phương Tây đầu thế kỷ XX với các khuynh hướng nữ quyền hiện sinh, nữ quyền hậu cấu trúc, nữ quyền hậu hiện đại… đã nêu cao chủ trương người phụ nữ viết về chính thân thể của mình. Họ cho rằng toàn bộ nền tư tưởng phương Tây được xác lập dựa trên sự áp bức mang tính hệ thống của nam giới đối với đời sống của nữ giới. Trong tác phẩm Tiếng cười nàng Medusa, Hélène Cixous đã thúc giục người phụ nữ cầm bút: “Hãy kiểm soát thân thể mình cùng một lúc với việc kiểm soát hơi thở và lời nói. Hãy viết về chính bản thân bạn. Thể xác cũng cần phải được lắng nghe” [142]. Như vậy, thân thể không chỉ là đối tượng mà còn là phương tiện để phản ánh, để người phụ nữ khám phá và tái hiện thế giới nội tại của mình.

Trong văn học trước 1986, do quan niệm một cách đơn giản về lối viết thân thể, đưa khái niệm này xuống gần với sự trình bày thân xác thuần tuý chứ không phải là sự mô tả thân thể mang lại giá trị nhân sinh và thẩm mỹ nên đây bị xem là lĩnh vực “nhạy cảm”, “cấm kị” trong văn chương (đặc biệt là văn chương thời phong kiến). Liều lĩnh và hi hữu lắm mới có một vài tác giả mô tả một cách chung chung, trừu tượng và ước lệ về thân thể nữ như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Cũng chính vì lẽ đó, một số tác phẩm của họ đã từng bị quy kết là “dâm thư”, văn học “tà dâm”.

Văn học sau 1986, do coi trọng ý thức sáng tạo mang tính cá nhân của các cây bút đã “giải phóng” cách tiếp cận về người phụ nữ, dẫn đến đặc điểm khá lí thú: cùng đề tài vẻ đẹp người phụ nữ song mỗi nhà văn đưa đến một dáng vẻ, chuyển tải một thông điệp riêng. Có nhà văn thiên về mô tả những nét chung chung như vóc dáng, khuôn thước, hoặc một nét nào đó trên thân thể (Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan,

Nguyễn Ngọc Tư…); có nhà văn tập trung mô tả các đường nét cụ thể, dừng lại quan sát và mô tả tỉ mỉ từng bộ phận thân thể (Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Quang Thiều); có nhà văn kết hợp cả hai cách mô tả trên (Ma Văn Kháng); có nhà văn chỉ tập trung vào một vài chi tiết như bàn tay (Đỗ Hoàng Diệu), bộ ngực (Y Ban, Võ Thị Hảo, Lý Lan), khuôn mặt (Nguyễn Thị Thu Huệ)….

Trong cách khắc hoạ chân dung nhân vật, Ma Văn Kháng thường tập trung khắc hoạ những nét đặc trưng, nổi bật của phái nữ, đặc biệt là vẻ đẹp phồn thực. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng đều có ngoại hình đẹp, khoẻ khoắn, sức vóc dẻo dai, tràn đầy sinh lực. Trong Mùa lá rụng trong vườn, ở tuổi bốn mươi: “Lý trẻ trung, mới mẻ, Lý rực rỡ, lập dị và lạ mắt vô cùng”; “Mặt Lý tròn, hồng nõn như vừa bóc đi lớp da quen nắng gió mọi ngày. Đôi môi cũng khác, như môi của ai đó, nho nhỏ, cong nhẹ ở mép trên và ở làn môi dưới” (Mùa lá rụng trong vườn). Không sắc cạnh, cũng không lộng lẫy, Lý có một vẻ đẹp viên mãn, chắc đầy vừa thanh thoát nhẹ nhàng, vừa năng động và hoạt bát. Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú), Thoa (Ngược dòng

nước lũ), Thuý (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) là những người phụ nữ đẹp, khoẻ mạnh, giàu

bản năng sinh lực. Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú) toát lên sự sục sôi, bạo liệt của một người đàn bà đang độ tuổi hồi xuân, căng đầy viên mãn. “Ngực chị trần tươi mởn man mát mùi bị cau và ngồn ngộn sống động hai bầu vú căng tròn”; “cặp đùi ấm áp, đầy đặn, khuôn ngực nẫy mang, bát ngát như một cánh đồng màu mỡ”; “thân thể chị... thật là đẹp. Đẹp hữu hình mà như ảo mộng. Vì những khối hình tròn trặn những đường nét căng lượn ở chị cứ lay động, mập mờ...” (Đám cưới không có giấy

giá thú). Vẻ đẹp bên ngoài của Xuyến ẩn chứa bên trong một sức sống dồi dào, một

khả năng ham muốn mãnh liệt.

Cũng như Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp cũng chú ý làm bật nổi vẻ đẹp phồn thực ở người phụ nữ. Vẻ đẹp ban sơ toát ra từ ngôn ngữ thân thể người con gái nông thôn chính là vẻ đẹp trinh khiết vô ngần: “Quần áo ướt dính chặt vào người chị Hiên với cái Khanh. Tôi cứng người vì thấy thân hình chị Hiên với cái Khanh đều tuyệt đẹp. Những đường cong cân đối gợi cảm lạ lùng. Máu rần rật dồn đầy ngực tôi” (Những bài học nông thôn). Với Bua, nhà văn lại cố gắng miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh, ngồn ngộn của người con gái miền núi. Hình ảnh Xuân Hương (Chút thoáng Xuân

Hương) chèo đò trên sông đẹp từ đôi mắt, đôi môi và cái cổ trắng ngần trông rất hấp

dẫn. Đôi khi, vẻ đẹp phồn thực đó mang một sức mạnh tự nhiên, biểu hiện cho đức tin bất diệt và tình yêu khát vọng sống cho những người bất hạnh (Cún). Và như vậy, với lòng vị tha ân tình của mình, những người phụ nữ đã tạo cho mình một sức mạnh

thánh thần ngang tầm Thượng đế, làm điểm tựa cho sự phát triển, bất tử những giá trị vĩnh hằng được coi là tốt đẹp.

Không chỉ thể hiện vẻ đẹp mang tính phồn thực, Nguyễn Huy Thiệp còn có xu hướng đưa hình thể trở thành biểu tượng của vẻ đẹp mẫu tính – không chỉ là xác thân thuần túy mà nó trở thành một giá trị tinh thần, có khả năng thanh lọc tâm hồn, cứu rỗi con người. Vẻ đẹp của Sinh trong Không có vua như một biểu tượng thánh thiện, hiên ngang thách đố, câu thúc cảm hóa con người. Hay Ngô Thị Vinh Hoa có vẻ đẹp cuốn hút ma quái, đó là giá trị tinh thần hay hiện thân lý tưởng khiến Vua Gia Long không dấu nổi lòng mình, bất ngờ trớc vẻ đẹp thánh thiện của nàng đã ngã quay ra đất ngất lịm đi. Hình ảnh Mẹ Cả (Chảy đi sông ơi) hiện lên với lưng trần loang loáng dưới trăng như vẻ đẹp của ánh sáng thiên thần mà suốt cuộc đời nhân vật Chương khát khao vươn tới. Với cách cảm nhận của riêng mình, Nguyễn Huy Thiệp đã cho thấy ngôn ngữ thân thể mang vẻ đẹp thánh thiện, vừa hứa hẹn tái sinh và quyền năng sự sống, vừa pha chút gì đó huyền ảo thiêng liêng.

Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ cũng được các nhà văn nam khai thác gắn với các đề tài “linh thiêng” là lịch sử, tôn giáo. Trong Mẫu thượng ngàn, khi xây dựng những nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh đã thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thân thể để làm toát lên vẻ đẹp của họ. Hàng chục nhân vật nữ trong tác phẩm từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết… tất cả đều mơn mởn, tràn trề sinh lực, đậm chất phồn thực. Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp cứu rỗi. Viết về những người phụ nữ, Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt chú ý tới hình ảnh đôi vú và làn da. Qua hình ảnh vú, nhà văn cũng muốn khẳng định thiên chức duy trì, bảo tồn và tái sinh sự sống của người phụ nữ. Đôi vú người đàn bà đầy ắp tình thương yêu đã ban tặng sự sống cho những thân phận đang mòn mỏi lụi tàn (ba Váy dành cho Lý Cỏn, bà Tổ cô dành cho trưởng Cam, thím Pháo dành cho Hộ Hiếu…). Đó là cái bản năng mang tính Mẫu được kết tinh trong mỗi người vợ, người mẹ Việt Nam. Trong Người đẹp ngậm oan, Ngô Văn Phú cũng tập trung lột tả vẻ đẹp của Đặng Phi: "Phi đậm người, nở nang, bờ vai, bờ ngực, dẫu mặc áo ngoài kín đáo, vẫn còn nhiều nét đắm say người…Tay chân nuột nà, ngón tay thon nhỏ, không ngọc dắt trâm cài cũng đủ mê hồn, huống hồ lại còn được trang điểm bằng những thứ cực phẩm của Chúa ban” (Người đẹp ngậm oan). Vẻ đẹp ấy làm cho Chúa vừa thèm muốn, vừa tôn thờ, vừa sung sướng vừa bất lực, đau khổ. Đọc Sông Côn mùa lũ, nhiều người đánh giá cao sự thành công của nhà văn Nguyễn Mộng Giác khi sáng tạo nhân vật An. Nhà văn đã xây dựng một cô An đẹp một cách toàn diện, từ cái đẹp đầy sức quyến rũ, lôi cuốn toát ra ở ngoại hình cho đến vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Vẻ đẹp của

An vừa hấp dẫn, mời mọc, câu thúc, vừa trang nghiêm, tôn quý khiến người àn ông không dám làm gì “phạm thượng”.

Khi thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ, các nhà văn nam sau 1986 không đơn thuần muốn “trình bày” thân xác thuần tuý mà hướng tới sự mô tả thân thể có giá trị nhân sinh và thẩm mỹ. Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ vừa là đối tượng phản ánh, hiện thực được phản ánh, vừa là cách thức biểu đạt đặc trưng tính nữ. Tuy nhiên, nếu như nhà văn nữ viết về vẻ đẹp hình thể người nữ dựa trên hành trình tự cảm nghiệm bản thể thì nhà văn nam viết dựa trên cái nhìn của con người khách quan chiêm ngưỡng tự bên ngoài. Vì vậy, với nhà văn nữ, đây có thể là biểu hiện của “lối viết thân thể” (body writing), là “tuyên ngôn” của thân xác thì với nhà văn nam, vẻ đẹp thân thể là yếu tố thẩm mĩ – nơi biểu đạt vẻ đẹp của tính nữ rất riêng ở người phụ nữ.

Nếu các nhà văn nam, từ góc độ của người “ngắm nhìn”, xem hình thể là một biểu hiện của vẻ đẹp “tính nữ” – vẻ đẹp đặc trưng của một nửa thế giới còn lại thì các nhà văn nữ lại xem hình thể như một “ngôn ngữ” để phát đi thông điệp nữ quyền: thân xác người nữ là một “giá trị”. Hãy để thân xác tự do, hãy để thân xác “nói” tiếng nói của chính nó chứ không phải là sự nô bộc của thể chế, quan niệm.

Nguyễn Thị Thu Huệ không tô vẽ nhiều về ngoại hình của nhân vật, thay vào đó, chị miêu tả bằng những nét phác thảo hoặc thoáng qua song nhân vật vẫn hiện lên sinh động, mỗi nhân vật đều để lại một ấn tượng riêng. Có cảm giác, cách miêu tả của chị như là cách lướt chiếc camera trong nghệ thuật quay phim khi chiếc máy biết dừng lại ở những điểm nhấn đáng chú ý. Điều đặc biệt là Nguyễn Thị Thu Huệ rất ưa thích miêu tả vẻ đẹp khuôn mặt của người phụ nữ bởi có lẽ, đó là nơi thể hiện rõ nhất nét riêng của mỗi người và tự nó nói được rất nhiều điều khác về tính cách, thân phận. Trong Phù thuỷ, tác giả miêu tả vẻ đẹp của người mẹ thông qua cảm nhận của đứa con: “Trong ánh đèn, khuôn mặt mẹ nó bình thản kì lạ. Đôi môi ngày ngày khô nứt vì nói nhiều, giờ hơi hé mở mềm mại một màu hồng phơn phớt. Trông mẹ thật dịu dàng. Một khuôn mặt nó chỉ hay nhìn thấy ở những bức ảnh ngày xưa” (Phù thủy – Nguyễn Thị Thu Huệ). Vẫn thông qua cái nhìn và sự đánh giá của nhân vật khác, Nguyễn Thị Thu Huệ tái hiện người đàn bà nằm trong quan tài qua con mắt của Sao: “Bà ấy đẹp lắm. Mắt nhìn ai thì người ấy ngẩn ngơ, khóe miệng như dấu phẩy, duyên dáng cả khi đi ngủ.”. Để tiếp tục miêu tả hoàn thiện bức tranh người đàn bà đẹp, chưa dừng lại ở hai nét chấm phá là đôi mắt và khoé miệng, tác giả miêu tả tiếp các nét khác: “Tóc cặp cao, mặc bộ váy đen, hai cánh tay hở ra trắng nõn đứng tưới những chậu hoa. Sao ngơ ngẩn trước bà ta như thể ngắm một bức tranh nghệ thuật”. Bên cạnh việc miêu tả người đàn bà đẹp nhưng xấu số, sự thiếu tương ứng giữa ngoại hình và phẩm chất, số

phận còn được tác giả thể hiện trong miêu tả My trong Thiếu phụ chưa chồng. My lớn lên trong lam lũ, giữa vùng thôn quê nghèo, nhưng bù lại, tạo hóa đã ban tặng cho cô “một vẻ đẹp hoang dại của đồng quê. Đôi mắt. Màu da. Làn môi. Cái mũi là sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa” (Thiếu phụ chưa chồng – Nguyễn Thị Thu Huệ). Nhưng, My ý thức quá rõ nét cái đẹp của mình, từ đó, cô không chấp nhận cuộc sống tù đọng ở quê. Ước muốn và tham vọng của cô trỗi dậy, thúc dục cô chà đạp lên tình thâm để thắng cuộc. Tự bản thân vẻ đẹp khuôn mặt với những nét đặc trưng khác nhau về đôi mắt, màu da, làn môi, khóe miệng… là minh chứng rõ nhất cho nhan sắc của người phụ nữ. Hơn thế, cốt yếu miêu tả của nhà văn là lột tả cho được cái tính cách, thái độ của nhân vật ẩn sau hình dáng bên ngoài. Vì thế, ngay cả khi nhà văn không miêu tả khuôn mặt mà có đề cập đến các bộ phận khác của thân thể như mông, ngực, vú thì đó cũng không nhằm phô diễn vẻ đẹp dục tính của người phụ nữ mà chỉ là một “kênh” để thể hiện thái độ, tính cách nhân vật. Ví như trong Người đi tìm giấc mơ, tác giả miêu tả

giấc mơ của cô gái thành hoa hậu nhằm thoát khỏi thực tại cay đắng. Ở đó, cô thấy mình: “Bỗng dưng xinh đẹp, cao vọt lên. Ngực to mông nở. Tôi đi thi hoa hậu. Tôi sẽ đính ở hai đầu vú hai bông hoa cúc tím, ở bụng một cái lá dâu, và đi ra sân khấu” (Người đi tìm giấc mơ – Nguyễn Thị Thu Huệ). Trong trường hợp này, rõ ràng vẻ đẹp hình thể được dùng như một phương tiện để thể hiện thái độ tự tin, kiêu hãnh, niềm khát khao, mong mỏi có được nhan sắc lý tưởng như hoa hậu của một cô gái vốn dĩ sống trong sự tự ti về nhan sắc của chính mình.

Võ Thị Hảo là nhà văn có nhiều trang viết độc đáo miêu tả ngoại hình. Những truyện ngắn của chị thường nhuốm màu huyền thoại, cổ tích nên vẻ đẹp nhân vật nữ cũng mang dáng hình cổ tích: mơ màng, huyền ảo, lộng lẫy. Điều đặc biệt trong cách miêu tả hình thể của Võ Thị Hảo là chị luôn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp “thiên tính nữ”. Trong Tim vỡ, tác giả miêu tả người con gái có vẻ đẹp nằm ở “mái tóc mượt mà, đôi mắt long lanh huyền bí, làn môi thắm đỏ và thân hình nảy nở” (Tim vỡ ). Trong Nữ

hoàng cô đơn, vẻ đẹp tuyệt thế của Nữ hoàng pháp luật hiện lên qua trang phục, mái

tóc, bàn tay: “Xiêm áo nàng trắng muốt, tóc mây cuộn bồng bềnh trong gió... đôi bàn tay kiều mị” (Nữ hoàng cô đơn). Mái tóc, nước da, dáng eo đó là nét đẹp của Ly trong

Phút chối chúa: “Tóc nàng chảy dài đen như da rắn than. Nước da óng ánh như tia mặt

trời buổi sớm và lưng eo như lưng kiến vàng. Nàng đẹp đến nỗi gỗ đá cũng phải mềm lòng” (Phút chối Chúa). Mái tóc đó cũng là nét nổi bật của vẻ đẹp nhân vật Thảo trong

Người sót lại của Rừng Cười: “mái tóc óng mượt dài chấm gót”. Cũng giống như

Nguyễn Thị Thu Huệ, trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, người đọc không bắt gặp nhiều chi tiết miêu tả tỉ mỉ các bộ phận của cơ thể bởi điều nhà văn hướng đến không phải là

vẻ đẹp dục tính, trần thế của người phụ nữ. Vẻ đẹp đặc trưng của nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo chính là vẻ đẹp của “thánh nữ”, nhuốm nhiều màu sắc huyền thoại: nàng tiên (Nàng tiên xanh xao), người phụ nữ hóa thân thành cây trinh nữ (Hồn

trinh nữ), thành cây chanh H’Điêu (Khát của muôn đời), thành loài hoa (Tim vỡ), góa

phụ (Góa phụ đen)… Nhân vật nằm trên lằn ranh giới mong manh giữa thực – phi thực nên nhà văn không chú trọng miêu tả chi tiết về ngoại hình mà cốt yếu gợi ấn tượng cho người đọc về dáng vẻ thoát tục, trong trắng, thánh thiện nhưng cũng mong manh,

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w