Tinh thần nữ quyền trong ý thức nghệ thuật của nhà văn Việt Nam sau 1986.

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 45)

VIỆT NAM SAU 1986

3.1. Tinh thần nữ quyền trong ý thức nghệ thuật của nhà văn Việt Nam sau 1986. 1986.

Đối với một nhà văn, quá trình sáng tạo bắt nguồn từ nhu cầu bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của cá nhân. Nhưng khi đã tự đặt mình vào vị thế của một người viết chuyên nghiệp, nhà văn phải luôn có ý thức về nghề và chính ý thức đó là động lực thôi thúc họ lao động, sáng tạo một cách tự giác, hướng tới những giá trị văn chương đích thực. Ý thức nghề nghiệp hình thành ngay khi nhà văn bắt đầu công việc viết lách và nó được trau dồi, tích lũy trong suốt hành trình sáng tạo.

Cũng như vậy, tinh thần nữ quyền trong sáng tác không đơn giản chỉ là ở chỗ tác phẩm ấy tụng ca người phụ nữ như thế nào? Tranh đấu cho quyền lợi của họ ra sao? mà trước hết, nó xuất hiện ngay từ trong ý thức sáng tạo của nhà văn, thể hiện trong quá trình lựa chọn đề tài, hình tượng nhân vật trung tâm, chọn thể loại, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật… Tinh thần nữ quyền không chỉ thể hiện qua hệ thống hình tượng nhân vật nữ mà còn thể hiện ở hình tượng tác giả thông qua hoạt động sáng tác của họ. Chính tinh thần nữ quyền trong hoạt động sáng tạo đã chi phối cách viết và tạo nên giá trị riêng của văn chương giới nữ.

3.1.1. Từ việc phát huy tinh thần bình đẳng giới trong sáng tác văn chương… chương…

Trong thời trung đại, những tư tưởng kỳ thị, cực đoan như “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hay “nữ nhân nan hóa” khiến người phụ nữ không được học hành bài bản. Lại chịu những định kiến, ràng buộc khuôn khổ như “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng” nên người phụ nữ không dám vượt thoát luật tục và sự trói buộc ngay trong tư tưởng của chính mình để “vượt rào” sáng tác. Vì vậy, Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm trong văn học Việt Nam trung đại là những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, những tác giả nữ này chỉ chủ yếu sáng tác thơ và cũng chưa đủ sức để tạo nên một “lối viết nữ” rõ ràng trong tương quan với các nhà văn nam (dù Hồ Xuân Hương đã ghi dấu cá tính, phong cách riêng rất đậm nét nhưng điều đó cũng chưa đủ sức để tạo thành dấu ấn chung đại diện cho các tác giả

nữ). Vì vậy, trong suốt một thời gian dài, văn chương nói chung và văn xuôi nói riêng vẫn được mặc định là lãnh địa độc quyền của nam giới và nhà văn nam có những “đặc quyền” trong lãnh địa đó: “về phía sáng tạo văn học, công việc này cũng được coi là đặc quyền của đàn ông. Bản thân cây bút (pen), ngoài hình dáng giống với sinh thực khí của đàn ông thì về mặt từ nguyên nó cũng rất gần với Pennis (dương vật). S.Gubar đã đưa ra một liên tưởng: cây bút chạy trên những tờ giấy trắng cũng giống như dương vật đang cày trên những màng trinh thiếu nữ (...). Những cuộc thù tạc, đàm đạo văn chương chỉ diễn ra giữa những người đàn ông với nhau, nó không có chỗ cho “nữ nhi thường tình” [18].

Thế nhưng, cuối thời trung đại, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XX, do sự phát triển của ý thức cá nhân, không khí tự do dân chủ và những ảnh hưởng nhất định của phong trào nữ quyền thế giới, người phụ nữ đã vượt qua những định kiến, rào cản để tự tin bước vào lĩnh vực sáng tác văn chương. Văn học sau 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986), trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, đã xuất hiện ngày càng nhiều người viết văn là phụ nữ. Điều đó hẳn nhiên cho thấy xu hướng bình đẳng trong lĩnh vực sáng tác giữa hai giới nam và nữ. Văn chương lúc này chẳng phải là địa hạt riêng, là khung trời rộng mở chỉ đối với nam giới. Những người phụ nữ thời bình với sự phát triển về trí tuệ, với tâm lí của “người đương thời” đã tự hình thành tư cách nhà văn một cách đường hoàng. Họ xuất hiện ngày một nhiều (với nhiều tên tuổi) và cho ra đời rất nhiều tác phẩm, đến mức, có thời điểm, sự xuất hiện của họ được hình dung như các đợt sóng lấn át "giới thứ nhất", khiến Hoàng Ngọc Hiến phải thốt lên: "dương suy âm thịnh". Một cách công bằng mà nói, đến thời điểm hiện tại, trong đội ngũ sáng tác văn xuôi trẻ, nhà văn nữ vẫn là những người chiếm ưu thế về tiếng nói như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Thuận, Đỗ Bích Thúy, Di Li, Hoàng Anh Tú, Thủy Anna, Lê Mai Anh...

Vậy là, giới và sáng tác văn chương đã không còn là vấn đề xa lạ sau mốc 1975, nhất là 1986. Từ đây hình thành những chuyển động khá nghịch chiều trong tinh thần sáng tạo của các nhà văn. Nếu như các nhà văn nam hầu như chẳng bận tâm về ý thức giới tính trong sáng tạo thì nhà văn nữ luôn ý thức thường trực về điều này. Tác phẩm của các chị trước hết thể hiện nỗ lực khẳng định vị thế, sức sáng tạo, tài năng, cá tính… của văn chương giới nữ trong thế ngang hàng, bình đẳng với các nhà văn nam giới.

Về thể loại, với tư cách là chủ thể trong sáng tạo, các nhà văn nữ sau 1986 đã lựa chọn thể loại sáng tác một cách có ý thức. Trước 1986, chúng ta thấy ít có sự xuất hiện của các nhà văn nữ (chỉ có một số tác giả tiêu biểu như Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, Dương Thị Xuân Qúy...), thông thường họ chỉ sáng tác trên thể loại thơ trữ tình.

Có lẽ bởi thơ thường gắn với nội tâm, với nhu cầu giãi bày tình cảm, rất gần gũi với đời sống tâm hồn vốn “trọng tĩnh, thiên âm” của các tác giả nữ. Văn xuôi tự sự là thể loại mang tính “duy lý”, vốn là thế mạnh của các nhà văn nam, đã làm nên sự rực rỡ của giới này từ truyền thống đến hiện đại. Sau 1986, các tác giả nữ không chỉ thử nghiệm và khẳng định tài năng của mình trên thể loại truyện ngắn mà họ còn vươn tới thể loại tự sự dài hơi hơn là tiểu thuyết. Để viết được tiểu thuyết, người viết phải có vốn sống phong phú, kinh nghiệm thực tiễn, tư duy logic để xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết, chương đoạn. Tiểu thuyết cũng cần thời gian sáng tác dài, tập trung và vốn trải nghiệm phong phú. Thế nhưng, sau 1986, các nhà văn nữ đã chứng minh thể loại không độc quyền dành cho giới nào, nhiều tập truyện ngắn hay như: Hậu thiên đường, Nào, ta cùng lãng quên, Giai nhân, Xin hãy tin em, Rồi cũng tới nơi thôi, Tân cảng… (Nguyễn Thị Thu Huệ); Hồn trinh nữ, Goá phụ đen (Võ Thị Hảo), Nơi bình yên chim hót, Chiêm bao thấy núi, Đất khách, Người đàn bà kể chuyện (Lý Lan), Người đàn bà có ma lực, Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, I am đàn bà, Cưới chợ, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ (Y Ban)… Nhiều tác giả đã thử nghiệm và cho ra đời những cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn riêng như: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Gánh đàn bà (Dạ Ngân), Xuân Từ Chiều (Y Ban), Thức giấc, Ngụ cư, Nhân gian

(Thuỳ Dương)… Trong bối cảnh tạp văn đang trở thành một nhu cầu ở cả người đọc lẫn người viết như hiện nay, các nhà văn nữ cũng thử sức ở thể loại mới mẻ này và đã có những dấu ấn đáng ghi nhận, tiêu biểu như Phan Thị Vàng Anh với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạp văn Phan Thị Vàng Anh; Nguyễn Ngọc Tư với Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

(tuyển tập 35 tạp văn); Dạ Ngân với Phố của làng, Gánh đàn bà, Lý Lan có Chân dung người Hoa (1994), Sài Gòn chợ Lớn rong chơi (1998), Khi nhà văn khóc (1999), Dặm đường lang thang (1999), Miên man tùy bút (2007), Bày tỏ tình yêu (2009), Ở ngưỡng cửa cuộc đời… Dù mỗi nhà văn luôn gắn dấu ấn cá nhân với những thể loại cụ thể nhưng sự góp mặt của các nhà văn nữ ở hầu khắp các thể loại văn xuôi tự sự cho thấy sự nỗ lực của các chị trong việc khẳng định khả năng sáng tác đa dạng, linh hoạt của giới mình.

Bên cạnh việc lựa chọn thể loại, các nhà văn nữ cũng mạnh dạn thử sức ở nhiều phạm vi đề tài của văn học sau 1986. Công cuộc Đổi mới đã mở ra cho nhà văn nhiều cơ hội để khám phá cuộc sống, con người và chính bản thân mình. Nhà văn nữ với sự nhạy cảm của giới mình, đã mở lòng để đón mọi phạm vi đời sống hiện đại như: cuộc sống thời hậu chiến, chiến tranh, lịch sử, đạo đức thế sự, những mặt trái của xã hội, hạnh phúc gia đình, tình yêu, tình dục… Nhà văn nữ hiện đại dường như vương vào nhiều “hệ luỵ” hơn xưa vì họ đã dám bước ra khỏi nơi chốn chật hẹp, quen thuộc là gia đình để thể nghiệm mình ở những lĩnh vực mới mẻ, gai góc của đời sống xã hội. Đặc biệt, trong số những đề tài ấy có cả những đề tài phức tạp, cần xem xét bằng cái nhìn phản biện đầy lí trí, gai góc

như chiến tranh, lịch sử - vốn đã ghi dấu ấn với Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh thì vẫn có những cây viết nữ dám thử nghiệm và thu được thành công bước đầu như Võ Thị Hảo (Giàn thiêu).

Trong đó, tính dục có thể được xem là đề tài khá nhạy cảm bởi sự chông chênh giữa lằn ranh thẩm mĩ, nghệ thuật và dung tục, giữa ý thức và bản lĩnh người nghệ sỹ với những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa. Vì vậy, trước năm 1986, phần lớn nhà văn đều khá thận trọng, dè dặt khi viết về đề tài này. Thế nhưng, các cây bút nữ văn học Việt Nam đương đại đã chứng tỏ sự bản lĩnh, quyết liệt, táo bạo không thua kém các nhà văn nam giới. Khai thác đề tài tính dục trở thành một trong những điểm mạnh của các nhà văn nữ hiện nay như Y Ban (tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, truyện vừa Đàn bà xấu thì không có quà và các tập truyện ngắn ), Đỗ Hoàng Diệu (tập truyện Bóng đè), Lý Lan (Tiểu thuyết đàn bà) …

Để phù hợp với các nội dung cần phản ánh trong tác phẩm, các tác giả nữ đã dám thể nghiệm nhiều loại ngôn ngữ trong tác phẩm. Nhìn chung, ngôn ngữ trong văn xuôi của các nhà văn nữ sau 1986 hết sức phong phú, đa sắc, nhiều vẻ. Trong cái mảng màu đa sắc ấy, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ “chợ búa” qua những lớp từ tục, những câu chửi đổng, chửi thề, trong lời thoại của nhân vật… được các nhà văn nữ khai thác, nhất là ở đề tài gia đình và đạo đức, thế sự. Đặc biệt, gắn với đề tài tính dục, những lớp từ chỉ các bộ phận nhạy cảm của cơ thể, chỉ quan hệ tình dục…được Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư mạnh bạo sử dụng. Ngoài ra, lối viết lạnh lùng tưng tửng, trần thuật “vô tâm”, đầy lý trí hay hằn học, cay nghiệt - vốn dĩ thường được thấy trong sáng tác của các nhà văn nam (như Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp) cũng được các nhà văn nữ sử dụng nhuần nhuyễn. Đơn cử như trong trường hợp Đỗ Hoàng Diệu, rất khó để phân biệt được ngôn ngữ trong tác phẩm của chị với các nhà văn nam: “Công bằng mà nói xét ở số đo cơ học cô gái ấy cũng chẳng phải sắc nước hương trời gì. Mông không to, ngực chẳng nở. Mắt không bồ câu mà mũi cũng chẳng sọc dừa. Mông và ngực đều nhỏ nhưng săn chắc. Miệng rộng trán cao, mông tựa phi trường Tân Sơn Nhất và tất nhiên không có ổ voi, ổ gà. Cặp đùi dài thẳng băng. Con gái thế này thì phải biết. Mắt ướt chết người. Mình chưa bao giờ được ngủ với cô gái như vậy cả. Chỉ là những bộ ngực to xệ, những cặp mông như đôi thúng sắp rớt xuống gót chân. Vầy vò mãi cũng chán và đâm ra vô cảm” (Tình chuột). Mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ này theo chúng tôi trước hết là để phù hợp với nội dung phản ánh hiện thực, sâu xa hơn, để xác lập thế “đối trọng” với nam giới, rằng, ngôn ngữ sẽ cũng là sản phẩm chung, không là của riêng bất kỳ ai, bất kỳ giới nào. Ngoài ra, thông qua hành động lựa chọn ngôn ngữ một cách có ý thức, chúng tôi cho rằng, các tác giả nữ cũng muốn khẳng định khả năng sáng tạo văn chương của họ. Để phản ánh

thời buổi “nhiễu loạn” hiện thực, trong cảm quan hậu hiện đại các tác giả nữ cũng sử dụng thứ ngôn ngữ đa sắc. Và bởi, người ta đã đóng đanh thuộc tính ngôn ngữ cho giới nữ là gắn với “thiên tính nữ”, vậy nên, các tác giả nữ tập trung vào thứ ngôn ngữ có tính chất gây shock, mạnh bạo, gần như đi ngược lại thứ ngôn ngữ “nữ tính” cũng là lẽ dễ hiểu. Điều đó như muốn nói rằng, những người viết văn nữ sẵn sàng làm tất cả những điều mà những người cầm bút là nam giới làm được, kể cả lớp ngôn ngữ mà cộng đồng từ lâu đã cho là đặc hữu của những người đàn ông.

Như vậy, thông qua việc lựa chọn những thể loại vốn dĩ mang tính “duy lý”, là thế mạnh của các nhà văn nam như văn xuôi tự sự, sẵn sàng khai phá tất cả đề tài đến việc không ngần ngại thể hiện những hình ảnh táo bạo, “nhạy cảm” nhất, sử dụng kiểu ngôn ngữ quyết liệt, mạnh bạo, gây shock, tấn công vào những vùng ngôn ngữ vốn là độc quyền của nam giới… các nhà văn nữ muốn phá bỏ ranh giới phân biệt nhà văn nam – nhà văn nữ. Xét về khả năng sáng tác và cá tính sáng taọ, rõ ràng, các nhà văn nữ sau 1986 đã thành công khi xóa bỏ sự kì thị, phân biệt nhà văn nữ - nhà văn nam bằng cách ghi dấu ấn ở những vùng thể loại, đề tài, ngôn ngữ… vốn được coi là “đặc quyền” của các nhà văn nam. Nói cách khác, họ đã xác lập được thế bình đẳng giới trong văn chương xét từ góc độ chủ thể sáng tạo.

3.1.2. … Đến xu hướng thiết lập hệ quy chuẩn, bản sắc riêng của văn chương giới nữ trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 giới nữ trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Việc các nhà văn nữ sáng tạo ở những thể loại, đề tài, ngôn ngữ… vốn gắn với thế mạnh của nhà văn nam chứng tỏ khả năng sáng tạo vô tận của họ, ngay cả khi gặp những vấn đề không phải sở trường. Tuy nhiên, nếu điều này tồn tại lâu dài thì nó sẽ trở thành một quán tính, biến nhà văn nữ thành “cái bóng”, một “bản sao” của các nhà văn nam giới. Và vô hình trung, dù chủ thể sáng tạo khác nhau thì sản phẩm mang lại vẫn mang dáng dấp của nền văn hóa nam quyền. Chính vì vậy, song song với việc phát huy tinh thần bình đẳng giới trong sáng tạo văn chương, các nhà văn nữ cũng có xu hướng thiết lập hệ quy chuẩn, giá trị riêng của văn chương giới mình để tạo nên đặc trưng của “lối viết nữ” (l’écriture féminine) như chủ trương của nhà phê bình nữ quyền Phân tâm học và Giải cấu trúc của Pháp Hélène Cixous. Hélène Cixous đã chỉ ra rằng suốt nhiều thế kỷ qua, người phụ nữ hoàn toàn vắng bóng trong hoạt động diễn ngôn. Họ không được bộc lộ suy nghĩ, lời nói của mình, không được tạo ra mối quan hệ tương tác để hình thành nên sự giao tiếp với các cá thể xã hội. Hơn nữa, đến thời hiện đại, khi người phụ nữ được nói và viết một cách công khai, thì họ lại vay mượn lối nói của nam giới chứ không có một hệ thống tu từ đặc trưng của giới mình. Ngôn ngữ và giới tính chỉ có một mối quan hệ lỏng lẻo và bị những quy luật của nam giới chế ngự. Chính vì vậy, khi bắt đầu quá trình sáng tác, các

nhà văn nữ nhất thiết phải tạo nên những đặc trưng văn chương của giới mình, tức là tạo nên một “lối viết nữ”. Điều này bề mặt có thể mâu thuẫn với chủ trương bình đẳng giới tính, mâu thuẫn với việc phát huy tinh thần bình đẳng giới trong sáng tạo nhưng đây là hai

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w